Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng…
Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân vô cơ và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.
Phân vô cơ hay còn gọi là phân bón tổng hợp được sản xuất bằng quy trình tổng hợp các khoáng chất, đặc điểm của loại phân này là cung cấp trực tiếp các thành phần dinh dưỡng mà cây trồng cần thiết cho sự phát triển, vì vậy loại phân này có tác dụng nhanh hơn so với phân hữu cơ và phân vi sinh. Tuy vậy, phân vi sinh và phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất và lưu giữ hàm lượng các bon đi-ô-xít; ngoài ra, việc sử dụng phân vi sinh và phân hữu cơ còn làm giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.
Để nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp, cũng như bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho người dùng, các nhà khoa học tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cùng nhóm cộng sự đã tiến hành tổng hợp, biên tập và xây dựng Ngân hàng kiến thức phân bón nhằm phổ cập thông tin một cách tối đa đến cá nhân và tổ chức đang tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Ngân hàng kiến thức phân bón là trang thông tin cung cấp những nội dung cơ bản về các loại phân bón, tính năng, tác dụng và cách thức sử dụng trên một số nhóm cây trồng chính. Các nội dung chính của trang thông tin bao gồm:
Hợp phần 1: Những khái niệm cơ bản về quản lý dinh dưỡng (phân bón) trong trồng trọt |
Chuyên đề 1: Phân bón và ảnh hưởng của phân bón tới sản xuất nông nghiệp |
Chuyên đề 2: Những thông tin cơ bản về phân bón và sử dụng phân bón |
Chuyên đề 3: Những nguyên lý cơ bản của việc sử dụng phân bón |
Chuyên đề 4: Quản lý tổng hợp phân bón trong quản lý cây trồng tổng hợp, nông nghiệp hữu cơ và thực hành nông nghiệp tốt |
Hợp phần 2: Mô tả về các loại phân bón và các chất cải tạo đất |
Chuyên đề 5: Phân đạm (N) |
Chuyên đề 6: Phân lân (P) |
Chuyên đề 7: Phân kali (K) |
Chuyên đề 8: Phân trung lượng (Na, Ca, Mg và S) |
Chuyên đề 9: Phân vi lượng |
Chuyên đề 10: Phân hữu cơ |
Chuyên đề 11: Phân sinh học |
Chuyên đề 12: Phân NPK |
Chuyên đề 13: Phân phun lá |
Chuyên đề 14: Các chất cải tạo đất |
Hợp phần 3: Bón phân cho một số cây trồng chính ở Việt Nam |
Chuyên đề 15: Bón phân cho cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai tây) |
Chuyên đề 16: Bón phân cho rau (cải bắp, su hào, cà chua, dưa chuột, cà rốt) |
Chuyên đề 17: Bón phân cho cây màu (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá) |
Chuyên đề 18: Bón phân cho cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, tiêu, điều) |
Chuyên đề 19: Bón phân cho cây ăn quả (cam quýt, nhãn, vải, dứa, chuối, xoài) |
Chuyên đề 20: Bón phân cho hoa (hoa hồng, đồng tiền, cẩm chướng, loa kèn) |
Chuyên đề 21: Bón phân cho cây dược liệu (áctisô, nghệ, gấc, đẳng sâm) |
Chuyên đề 22: Bón phân cho cây thức ăn chăn nuôi (cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ ruzi, cỏ tín hiệu) |
Hợp phần 4: Quản lý nhà nước về phân bón ở Việt Nam |
Chuyên đề 23: Các văn bản nhà nước về quản lý phân bón |
Chuyên đề 24: Thị trường phân bón ở Việt Nam |
Chuyên đề 25: Các địa chỉ cần thiết liên quan đến phân bón ở Việt Nam (danh sách các cơ quan, đơn vị, công ty và trang web có liên quan) |
Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam