Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Khái niệm

Vai trò và triệu chứng thiếu chất của các chất dinh dưỡng

Một số loại phân bón trung lượng đang lưu hành trên thị trường

 

Khái niệm

Phân trung lượng cấu thành từ các nguyên tố như: Canxi (Ca), Lưu huỳnh (S), Magie (Mg) thường được cung cấp qua các thành phần phụ của phân đa lượng và chất cải tạo đẩt. Trong một số trường hợp cũng có bón từng loại phân riêng:

+ Canxi được cấp qua bón vôi và các loại phân như phân nung chảy, supe lân.
+ Lưu huỳnh được cung cấp qua bón supe lân hoặc sunfat amon.
+ Magiê có nhiều trong phân nung chảy và phân kali - magiê.
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình. Mặc dù số lượng yêu cầu không lớn như NPK nhưng các chất trung lượng (canxi, magiê và lưu huỳnh) là những chất có vai trò vô cùng thiết yếu đối với cây trồng

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò và triệu chứng thiếu chất của các chất dinh dưỡng

Magiê
a. Vai trò của magiê
- Magiê (Mg) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, là thành phần quan trọng của clorophyll và đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.
- Ở thực vật, Mg được hấp thụ ở dạng ion Mg2+. Giống như canxi (Ca2+), Mg tới các rễ cây do di chuyển theo trọng lượng và khuếch tán. Lượng Mg do các cây trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K. Mg trong các phân tử clorophyll chiếm khoảng 10% tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.
- Mg được phân loại như một chất dinh dưỡng trung lượng. Mg thực hiện một số chức năng điều chỉnh, hóa sinh và sinh lý trong thực vật như: Hình thành clorophyll, kích hoạt của enzym, tổng hợp protein và hình thành nhiễm sắc thể, chuyển hóa hyđratcacbon và vận chuyển năng lượng.
- Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống lại khô hạn và bệnh tật của cây trồng


Nguồn: camnangcaytrong.com


b. Triệu chứng thiếu magiê

- Úa vàng giữa các gân lá, chủ yếu của lá già gây ấn tượng có sọc vệt hoặc chắp vá, khi bị thiếu trầm trọng mô bị ảnh hưởng có thể bị khô và chết.
- Lá thường nhỏ, giòn ở các thời kỳ cuối và cong lên ở mép.
- Ở một số cây rau, các đốm úa vàng giữa các gân lá với các màu da cam, đỏ và tía.
- Nhánh yếu và dễ bị nấm tấn công, thường bị rụng lá sớm.


Nguồn: Sổ tay phân bón, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – NXB Nông nghiệp

 

c. Các loại phân và hợp chất chứa magiê:
* Các loại phân chứa magiê:
1. Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 15 - 17% MgO.
2. phốt phát cứt sắt (phốt phát xỉ lò) có 2-5% MgO.
3. Phân sunphat kali - magiê chứa 5 – 10% MgO.
4. Phân borat magiê (admontit) chứa 19% Mg.
5. Phân magiê chelat (EDTA-Mg-6).


* Các loại hợp chất chứa magiê:
1. Dolomit và dolomit nung:
Dolomit là loại đá vôi có khá nhiều ở nước ta. Tỷ lệ magiê trong dolomit nước ta trình bày trong bảng sau:

Tỷ lệ (%)

CaO/MgO

CaO

MgO

Đá vôi dolomit A

54,7 - 42,4

0,9 - 9,3

90/10

Đá vôi dolomit B

42,4 - 31,6

9,3 - 17,6

75/25

Dolomit

31,6 - 30,2

17,6 - 20

60/40

Đá vôi

56,1 - 54,7

0 - 0,9

 

.Có thể dùng ở dạng MgO (dolomit nung) hay MgCO3 (dolomit nghiền). Tỷ lệ MgO trong dolomit nung cao hơn dolomit nghiền. Tỷ lệ MgO trong một số dolomit nung như sau:
Nung từ dolomit: 29,3 - 33,3% MgO.
Nung từ đá vôi dolomit A 1,5 - 5,5% MgO.
Nung từ đá vôi dolomit B 15,5 - 29,3 MgO.


2. Quặng Dunit và Kiserit.
Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO, 35-39% SiO2 và 3-8% FeO.
Mg2SiO4 không hòa tan trong nước, nhưng Mg có thể trao đổi với ion H trong phức hệ hấp thu, vừa khử chua vừa làm giàu Mg.
Kiserit (MgSO4.H2O) và magiê sunphat (MgSO4.7H2O) là hai loại muối hòa tan.
Trong Kiserit có chứa 29,13% MgO, magiê sunphat có chứa 16,2% MgO.


3. Secpentin:
Secpentin là loại khoáng silica magiê có chứa 2Mg.2SiO3.2H2O hay Mg3H42O9, ngoài ra còn có MgSiO3 và một ít hợp chất sắt. Hàm lượng MgO là 18-25% và SiO2 là 40-48%


Nguồn: camnangcaytrong.com

Mg

Hình 1: Triệu chứng thiêu Magiê của cây

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Canxi

a. Vai trò của canxi
Canxi có trong thành phần khoáng của cây nên canxi có ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý và phát triển bình thường của cây. Canxi cần cho việc hình thành hệ thống rễ. Canxi được xem là nguyên tố có tác động giải độc cho cây ngăn chặn việc hút thừa các ion độc của cây, giúp cây đồng hoá nitrat. Cây được bón đủ canxi quá trình trao đổi chất tiến hành được bình thường. Trong tự nhiên, ngay cả ở đất rất chua, cây cũng không thiếu canxi cho nhu cầu dinh dưỡng.
Đất được bón đủ canxi lý hoá tính được cải thiện: chế độ nhiệt, ẩm, độ xốp… vi sinh vật có điều kiện hoạt động mạnh hơn, chất hữu cơ trong đất được phân giải nhanh hơn. Bón canxi làm thay đổi độ chua, tạo pH thích hợp cho việc hút thức ăn của cây.


Nguồn: Sổ tay phân bón, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – NXB Nông nghiệp

* Đối với đất:
- Giảm độ chua trong đất, giảm sự gây độc của Mn, Fe, Cu, Al (nếu hàm lượng cao).
- Rất cần thiết đối với vi khuẩn cố định đạm.
* Đối với cây trồng:
- Kích thích rễ và lá cây phát triển.
- Hình thành các hợp chất cấu thành màng tế bào, làm cây trở nên cứng cáp.
- Giúp làm giảm hàm lượng đạm nitrat trong cây.
- Tăng cường hoạt tính của một số hệ thống men trong cây.
- Trung hòa các axit hữu cơ trong cây.
- Rất cần thiết cho sự phát triển của hạt đậu.
- Tăng cường sự phát triển của bộ rễ, kích thích hoạt động của VSV, hút các nguyên tố dinh dưỡng khác.
- Điều tiết mạnh mẽ quá trình trao đổi chất và sinh lý của tế bào.
- Cầu nối trung gian giữa các thành phần hóa học của chất nguyên sinh
- Duy trì cân bằng cation – anion trong tế bào.
- Hạn chế sự xâm nhập của cation K+, Mg2+, Na+, NH4+ vào tế bào, là yếu tố chống độc cho cây.


Nguồn: camnangcaytrong.com

b. Triệu chứng thiếu canxi
- Thiếu canxi thường ít thấy trên đồng ruộng vì các ảnh hưởng phụ gắn liền với độ chua cao hạn chế sự sinh trưởng.
- Các lá non của cây mới trồng bị ảnh hưởng trước hết. Chúng bị vặn méo, nhỏ và có màu xanh lục sẫm không bình thường.
- Lá có thể có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng bị suy thoái cùng một vài chỗ gãy của cuống lá.


Nguồn: Sổ tay phân bón, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – NXB Nông nghiệp

Ca

 

Hình 2: Triệu chứng thiếu Canxi của cây

c. Các dạng nguyên liệu, phân bón và hợp chất chứa canxi:
* Các loại canxi tự nhiên:
Các nguyên liệu chứa canxi: (A) Đá vôi, (B) Dolimit, (C) Dolomit nung, (D) vỏ sò và bột vỏ sò.
- Đá vôi nguyên chất 54,7 – 56,1% CaO.
- Đá vôi lẫn dolomit 42,4 – 54,7% CaO.
- Đá vôi dolomit hóa 31,6 – 42,4% CaO.
- Thạch cao (CaSO4) 56% CaO.
- Vỏ sò, ốc, san hô 40% CaO.


* Các loại phân bón chứa canxi:
- Supe phốt phát (Supe lân Ca(H2PO4)2 + CaSO4): 18 - 21% Ca.
- Triple supe phốt phát (Lân giàu) 12 - 14% Ca.
- Canxi nitrorat (Ca(NO3)2): 15 - 19% CaO
- Lân nung chảy: 25 - 30% CaO.


Nguồn: camnangcaytrong.com

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Lưu huỳnh

a. Vai trò của lưu huỳnh
* Lưu huỳnh trong đất canh tác:
Lượng lưu huỳnh bị mất đi sau mỗi vụ trồng trọt dao động trong khoảng 10 - 50 kg/ha. Trừ một số loại cây ngũ cốc, lượng lưu huỳnh mất đi thường tương đương với lượng P mất đi sau mỗi vụ.
Lượng lưu huỳnh cần bổ sung thường phải gấp 2 đến 4 lần lượng mất đi. Nguồn bổ sung lưu huỳnh quan trọng là khí quyển, nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt nấm.


* Lưu huỳnh đối với cây trồng:
Bón lưu huỳnh không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng:
- Tăng lượng protein, đặc biệt đối với cây lương thực.
- Giảm tỷ lệ N:S, sẽ giảm hàm lượng nitrat trong nông sản.
- Cung cấp thêm hương vị cho lương thực, thực phẩm.
- Tăng hàm quang dầu.
- Tăng tính chịu hạn, chống chịu sâu bệnh.
Tổng lượng lưu huỳnh cần thiết phụ thuộc vào từng loại cây và năng suất nông sản. Cây trồng giàu protein có nhu cầu về lưu huỳnh cao hơn. Cây có dầu cần lượng lưu huỳnh nhiều hơn so với cây ngũ cốc.
Ngô sẽ cho năng suất cao nhất khi bón 90 kg/ha lưu huỳnh, đối với lúa là 25 kg/ha. Mía bón thêm 42 kg/ha lưu huỳnh năng suất tăng 53- 77 tấn/ha, hàm lượng đường tăng 8,5- 8,9%. Lạc được bón thạch cao làm tăng hàm lượng protein 8,4%, methionin 21 % và hàm lượng dầu tăng 12%.
Bón lưu huỳnh còn có tác dụng gián tiếp đến ngành chăn nuôi do đồng cỏ được bón bổ sung lưu huỳnh làm tăng năng suất chất xanh cao hơn, hàm lượng protein tăng rõ rệt, đồng thời làm giảm lượng nitrat có hại.


Nguồn: camnangcaytrong.com


b. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh

S

 

Hình 3: Biểu hiện thiếu lưu huỳnh trên lá cây: Lá xanh nhạt, gân nhợt nhạt, không đốm chết


Nguồn: camnangcaytrong.com

- Các lá non hơn trở thành đồng đều xanh vàng nhẹ hoặc vàng úa.
- Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ra hoa thường không rõ.
- Thân cứng đơ, gỗ hóa và đường kính nhỏ.

c. Một số sản phẩm phân bón cung cấp lưu huỳnh cho đất và cây trồng:
* Lưu huỳnh nguyên chất: Lưu huỳnh chiếm từ 95 - 99%; (A) lưu huỳnh cục; (B); lưu huỳnh vảy; (C) lưu huỳnh bột; (D) lưu huỳnh hạt.
* Các sản phẩm phân bón đa, trung, vi lượng có chứa lưu huỳnh:

Tên

N

P2O5

K2O

S

Chất khác

Alumin sunfat

0

0

0

14,4

11,4 (Al)

Amophos

11

48

0

4,5

Dung dịch amon - lưu huỳnh

74

0

0

10

Amon bisunfit

14,1

0

0

32,3

Dung dịch amon bisunfit

8,5

0

0

5

Amon photphat sunfat (amonphos B)

16,5

20

0

15

Dung dịch amon polisunfit

20

20

0

40

Amon sunfat

21

0

0

24,2

Amon sunfat nitrat

26

0

0

12,1

Amon thiosunfat

12

0

0

26

Thomas sơlac

0

15,6

3

Coban sunfat

11,4

21 (Co)

Đồng sunfat

12,8

25,5 (Cu)

Sắt amonsunfat

6

16

16 (Fe)

Sắt sunfat

18,8

32,8 (Fe)

Thạch cao

18,6

32,6 (CaO)

Kainit

19

12,9

9,7 (MgO)

Langbeinit

21,8

22,8

Lưu huỳnh vôi

57

43 (CaO)

Magie sunfat

13

9,8 (Mg)

Kali sunfat

50

17,6

Mangan sunfat

21,2

36,4 (Mn)

Pyrit

53,5

Natri bisunfat

26,5

Kali magie sunfat

26

18,3

Sunfua dioxyt

50

Urea - thạch cao

17,3

14,8

Urea - lưu huỳnh

40

10

Kẽm sunfat

17,8

36,4 (Zn)

Nguồn: camnangcaytrong.com

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Một số loại phân bón trung lượng đang lưu hành trên thị trường



Bảng 2. Một số loại phân bón trung lượng lưu hành trên thị trường

STT

Tên phân và công thức

Hàm lượng dinh dưỡng chính

Cách sử dụng

1

Magiê sunfat MgSO4.H2O

17% Mg

Bón gốc hoặc phun lá

2

Magiê sunfat MgSO4.7H2O

9,7% Mg

Bón gốc hoặc phun lá

3

Magiê kali sunfat 2MgSO4.K2SO4

5,7% Mg

Bón gốc hoặc phun lá

4

Magiê nitrat Mg(NO3)2.6H2O

9,5% Mg

Bón gốc hoặc phun lá

5

Đolomit CaCO3.MgCO3

30% CaO; 21% MgO

Bón gốc

6

Thạch cao CaSO4.2H2O

32% CaO; 18% S

Bón gốc

7

NaturCal (phức amino axit và canxi)

6% Ca

Phun  qua lá

8

Sunfat amôn NH4SO4

24% SO4

Bón gốc

9

Mangan sunfat MnSO4 .4H2O

26% Mn

Bón gốc hoặc phun lá

10

Phức mangan EDTA: MnNa2C10H12N2O8

13%Mn

Phun  qua lá

11
Phân bón trung lượng Polysulphate - PVFCCo 14% K2O, 6% MgO; 17% CaO; 19% S Bón gốc
12
Polysulphate - ICL 19,2% S; 3,6% Mg; 11,6% K; 12,2% Ca Bón gốc hoặc phun lá

 

* Một số hình ảnh về phân trung lượng trên thị trường

TrungLuong

 

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam