Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Khái niệm phân sinh học

Vai trò của phân sinh học

Các dạng phân sinh học

Kỹ thuật sử dụng phân bón sinh học

Quy trình sản xuất phân sinh học

 

Khái niệm phân sinh học

 

Phân bón sinh học là những sản phẩm có chứa các tế bào sống của các loại vi sinh vật hữu ích khác nhau, khi sử dụng chúng cho việc ủ hạt giống, bón vào gốc cây hoặc trực tiếp vào đất, chúng sẽ cộng sinh ở vùng rễ hoặc nội cộng sinh bên trong mô rễ để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây trồng nhờ vào việc chuyển đổi các yếu tố dinh dưỡng quan trọng như nitơ hay photpho (lân) có ở không khí/đất thông qua quá trình cố định đạm và hòa tan photpho (lân) khó tan (Rokhzadi et al., 2008).
Phân sinh học đã thu hút được nhiều quan tâm của các nhà khoa học, nhà nông học vì một số vấn đề quan trọng cần giải quyết như làm sao để duy trì độ màu mỡ của đất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ra sao, cắt giảm việc sử dụng hóa chất cho sản xuất cây trồng như thế nào… Phân sinh học với chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường, đặc biệt với những chủng vi sinh vật được lựa chọn có lợi trong đất sẽ giúp cung cấp đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng khoáng chất của cây, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách vững bền.


(Nguồn:http://khoahocthoidai.vn/vi-sao-chung-ta-can-su-dung-phan-bon-sinh-hoc-3379.html)


Ngoài ra phân sinh học có tên gọi khác là phân vi sinh vật: Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV) sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân vi sinh phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản (theo TCVN 6168-1995). Tùy theo công nghệ sản xuất người ta có thể chia phân vi sinh thành hai loại:
- Phân vi sinh trên nền chất mang khử trùng có mật độ vi sinh hữu ích > 109 VSV/g(ml) và mật độ VSV tạp nhiễm thấp hơn 1/1.000 so với VSV hữu ích. Phân bón dạng này được sử dụng dưới dạng nhiễm hạt, hồ rễ hoặc tưới phủ với liều lượng 1-1,5 kg (lit)/ha canh tác.
- Phân vi sinh trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối VSV hữu ích vào cơ chất không cần thông qua công đoạn khử trùng nhằm tiêu diệt các VSV có sẵn trong cơ chất. Phân bón dạng này có mật độ VSV hữu ích >106 VSV/g(ml) và được sử dụng với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn kg (lít)/ha.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của phân sinh học


Phân bón sinh học rất có hiệu quả trong việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng rất thân thiện với sinh thái và cực ổn định. Phân sinh học giúp chuyển đổi lượng khí nitơ có rất nhiều trong không khí (hàm lượng khí nitơ trong không khí là 16%) thành dạng amoniac (NH3+) và dạng nitrat (NO3-) cho cây dễ dàng hấp thụ. Bên cạnh đó, phân sinh học cũng chứa các chủng vi sinh vật chuyên dụng cho quá trình chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan (P2O5-) cho cây trồng. Rõ ràng đây là 2 nguồn khoáng đa lượng quan trọng mà bất kì cây trồng nào cũng cần phải có cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của mình mà không qua bất kì nhà máy sản xuất phân bón có khói bụi nào.
Phân sinh học còn có cơ chế để hình thành các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên cho cây mà người nông dân không cần đến các hợp chất hóa học có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng gây nguy hại đến sức khỏe người dùng. Phân bón sinh học còn giúp cân bằng sự màu mỡ của đất, làm tăng hiệu suất canh tác đất nhờ vào lượng chất mùn tích tụ do vi sinh vật phân giải nguồn xác bả hữu cơ tàn dư có trong đất. Áp dụng phân bón sinh học làm tăng chu kỳ dinh dưỡng trong đất và hình thành “đệm sinh học” để cải thiện những điều kiện cực đoan/stress khi canh tác. Chính hệ vi sinh vật hữu ích được bổ sung vào đất khi bón phân sinh học sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch chủ và bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh; do đó phân bón sinh học có thể giúp giảm việc sử dụng lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Các dạng phân sinh học
Phân bón sinh học cố định đạm


Phân bón sinh học cố định đạm chứa rất nhiều tế bào vi khuẩn hoặc hệ vi sinh vật chuyên dụng có khả năng chuyển đổi khí nitơ (N2) có trong khí quyển thành các hợp hữu cơ và những dạng ion cho cây trồng dễ hấp thụ là amoniac (NH3) và nitrat (NO3-). Mật độ của những chủng vi sinh vật này càng lớn thì lượng đạm được hình thành trong đất càng cao. Một số vi sinh vật được áp dụng làm phân bón sinh học giúp cố định nitơ bao gồm: Azotobacter, Anabaena, Nostoc, Clostridium… được ứng dụng như những vi khuẩn cố định đạm tự do (cố định đạm tự do là chúng có khả năng sống tự do trong đất và tạo ra đạm mà không cần cây trồng nào làm vật chủ); trong khi Frankia, Rhizobium và Anabaena azollae được sử dụng như vi khuẩn cố định đạm cộng sinh (chúng cần có cây trồng làm vật chủ như Rhizobium cần có cây họ đậu hay Anabaena azollae cần đến tảo lục/bèo hoa dâu để cộng sinh); hay những loài vi khuẩn vừa có khả năng cố định đạm tự do và cố định đạm cộng sinh đó là loài Azospirillum.
Phân bón vi sinh cố định nitơ (Biological nitrogen fixing fertizer) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống (tự do, hội sinh, cộng sinh, kị khí hoặc hiếu khí) đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, với khả năng cố định nitơ sẽ cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất cây trồng và có thể giúp tăng chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ của đất.
Phân bón vi sinh cố định nitơ không gây ảnh hưởng xấu đến con người cũng như động-thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Phân bón sinh học phân giải lân


Phân bón sinh học có khả năng phân giải lân khó tan gồm nhiều dạng trong đất thành lân dễ hấp thụ cho cây trồng. Những vi sinh vật có trong phân bón sinh học sẽ hòa tan lân khó tiêu có trong đất bằng cách hạ độ pH của đất khi tiết ra các hợp chất axít hữu cơ làm phá vỡ các cấu trúc liên kết phốt phát. Một số vi khuẩn được ứng dụng để sản xuất phân bón sinh học như: Bacillus megatherium, Pseudomonas striata, Bacillus circulans, Bacillus subtilis và một số loài nấm được sử dụng cho mục đích này bao gồm: Aspergillus awamori và Penicillium spp.
Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan (thường gọi là phân lân vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, có khả năng chuyển hóa hợp chất phốt phát khó tan thành dạng dễ tiêu nhằm cung cấp cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Phân bón sinh học di chuyển lân


Các loài nấm và nấm rễ khác nhau có khả năng kích thích sự vận chuyển các ion P và do các quá trình trao đổi chất có hợp chất P diễn ra mạnh mẽ nên được áp dụng để làm phân bón sinh học bao gồm: Glomus spp, Gigaspora spp, Boletus sp, Laccaria spp, Pisolithus sp, Rhizoctonia solani.


 

Về đầu trang

home

 

 

 

Phân bón dinh học cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Các vi sinh vật sử dụng ở đây là các loài vi khuẩn có khả năng hòa tan silic và kẽm.
Các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus spp. là hiện đang được áp dụng cho mục đích này.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Phân bón sinh học vi khuẩn rễ có khả năng sản xuất kích thích tố tự nhiên


Những vi sinh vật có khả năng hoạt động như phân bón sinh học đều có khả năng sản xuất các hormone tăng trưởng thực vật tự nhiên như auxin, cytokin, giberellin…. Chúng cũng có hiệu quả như là thuốc trừ sâu sinh học hay là kiểm soát sinh học cho cây trồng. Các chủng vi sinh vật đặc trưng cho nhóm này bao gồm: Pseudomonas spp và Bacillus spp..


(Nguồn:http://khoahocthoidai.vn/vi-sao-chung-ta-can-su-dung-phan-bon-sinh-hoc-3379.html)

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Phân bón vi sinh ức chế VSV gây bệnh


Chứa VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Phân bón vi sinh chất giữ ẩm polysacarit


Có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này có ích trong thời điểm khô hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Phân bón vi sinh phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo)


Có chứa VSV tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, linhin, kitin.... Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Phân bón vi sinh sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật

Có chứa VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin ... vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.


(Nguồn: ThS. Lê Thị Hồng Nhung – TT nghiên cứu phát triển KH và CN Tiến Nông - http://rd.tiennong.vn/n67/vi-sinh-vat-va-cac-loai-phan-bon-vi-sinh.aspx)

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Kỹ thuật sử dụng phân bón sinh học


Liều dùng cho phân bón sinh học tùy vào loại phân, đất canh tác, kinh nghiệm canh tác và loại cây trồng. Khi áp dụng phân bón sinh học để cải tạo đất nên trộn với các giá thể khác như phân chuồng đã hoai mục, tro trấu hay xơ dừa để phân tán tốt lượng vi sinh đều mặt đất. Phân bón sinh học rất thích hợp khi bổ sung vào đầu giai đoạn trồng tức là bón lót hoặc sau mỗi vụ thu hoạch nhằm tăng khả năng ra rễ; giải độc cho đất, phòng bệnh cho rễ cây cũng như giúp bổ sung lại lượng vi sinh vật đã mất trong quá trình canh tác.


Lưu ý: khi dùng phân bón sinh học là nên cách ly đối với vôi, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ ít nhất là 5-7 ngày. Khi dùng phân bón sinh học nên bổ sung thêm lượng hữu cơ để tạo nguồn thức ăn duy trì mật độ vi sinh vật có trong phân bón sinh học.
Hiện nay phân bón sinh học thường được trộn với các nguồn giàu hữu cơ như than bùn, phân chuồng hoai mục gọi là phân hữu cơ sinh học/phân hữu cơ vi sinh rất tiện dụng cho người canh tác.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Quy trình sản xuất phân bón sinh học


Sản xuất phân bón sinh học là một công việc đòi hỏi sự quan tâm kĩ lưỡng.
Nói chung để sản xuất phân bón sinh học gồm 6 bước quan trọng.


Bao gồm:
• Lựa chọn các chủng vi sinh vật có hoạt tính là bước đầu tiên của việc sản xuất phân bón sinh học. Người sản xuất phải quyết định loại vi sinh vật cho dòng sản phẩm phân bón sinh học mình cần làm như vi khuẩn cố định đạm hay vi khuẩn sản xuất axít hữu cơ hoặc kết hợp nhiều chủng loại lại với nhau.
• Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật mục tiêu là bước thứ 2, đó là nơi các vi sinh vật mục tiêu được tách ra khỏi nơi cư trú của chúng. Nói chung các vi khuẩn được phân lập từ rễ cây hoặc bằng cách dẫn dụ với một cơ chất đặc trưng.
• Lựa chọn các phương pháp và vật liệu lên men là bước tiếp theo của việc chuẩn bị sản xuất giống cho phân bón sinh học. Đây là bước các vi sinh vật được cấy ủ trong đĩa Petri, bình erlen và ống nghiệm để lựa chọn chủng ưu việt nhất. Cùng với việc lựa chọn được chủng vi sinh thì việc chọn vật liệu lên men để nhân sinh khối vi sinh vật cũng không kém phần quan trọng.
• Lựa chọn tối ưu hóa môi trường lên men để nhân sinh khối chủng vi sinh vật là bước 4 của quy trình. Bước này liên quan đến việc tìm ra được điều kiện nào sẽ giúp chủng vi sinh cần cho sản xuất phân bón sinh học có khả năng sinh trưởng nhanh và mạnh nhất nhưng lại phù hợp với các yếu tố sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.
• Bước tiếp theo là xây dựng và sản xuất thử.
• Bước cuối cùng là thử nghiệm ở quy mô lớn, nơi phân bón sinh học được thử nghiệm rộng rãi trong các điều kiện môi trường khác nhau để phân tích hiệu quả của nó khi áp dụng thực tiễn.
Thông thường quy trình sản xuất phân bón sinh học này thường được các trường, viện và doanh nghiệp thực hiện để đảm bảo yếu tố chất lượng cũng như kiểm soát được quy trình sản xuất theo hướng an toàn nhất.


(Nguồn:http://khoahocthoidai.vn/vi-sao-chung-ta-can-su-dung-phan-bon-sinh-hoc-3379.html).


Một số quy trình sản xuất phân sinh học:


Ở Việt Nam, phân vi sinh vật cố định đạm cây họ đậu và phân VSV phân giải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960 và đến năm 1987 phân Nitragin trên nền chất mang than bùn mới được hoàn thiện và đến năm 1991 đã có hơn 10 đơn vị trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vật. Các nhà khoa học đã phân lập được nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm và một số VSV phân giải lân.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân VSV khác nhau, nhưng theo mật độ VSV hữu ích có thể chia làm 2 loại như sau:
- Phân VSV có mật độ VSV hữu ích cao (trên 108 tế bào/gam) và do chất mang được thanh trùng nên VSV tạp thấp.
- Phân VSV có mật độ VSV hữu ích thấp (106-107 tế bào/gam) và VSV tạp cao do nền chất mang không được thanh trùng.
Quá trình sản xuất phân vi sinh theo 2 giai đoạn chủ yếu:
Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang. Chất mang được dùng là các hợp chất vô cơ (bột photphorit, bột apatit, bột xương, bột vỏ sò,…) hay các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp, rác thải,…). Chất mang được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần VSV tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan.
Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu trên các chủng vi sinh vật thuần khiết trong điều kiện nhất định để đạt được hiệu suất cao. Mặc dù VSV nhỏ bé nhưng trong điều kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp, CO2 và nhiệt độ môi trường tối ưu chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng (hệ số nhân đôi chỉ 2-3 giờ); Ngược lại trong điều kiện bất lợi chúng sẽ không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân bị giảm sút. Để cho phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng vi sinh có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong cùng một loại phân.
Như vậy, quy trình sản xuất phân vi sinh trước tiên là tạo thành phân mùn hữu cơ cao cấp. Tùy từng địa phương và cơ sở sản xuất cụ thể mà lựa chọn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ cao cấp khác nhau như than bùn, mùn rác thành phố (phân rác lên men), phân bắc (hầm cầu), phân gà công nghiệp, phân heo, trâu, bò, dê,..hoặc phân từ nguồn phế thải của quá trình chế biến của các nhà máy như mía, mụn dừa, vỏ trái cây, ... Nói chung là đi từ nguyên liệu nào có thể biến thành mùn. Sau đó là quá trình phối trộn, cấy các chủng vi sinh vào mùn.
Phân phức hợp hữu cơ vi sinh được sản xuất từ phế thải của nhà máy đường theo công nghệ của FITOHOOCMON được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích về Quy trình sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh, như sau:
- Giai đoạn lên men nguyên liệu: Nguyên liệu là bùn mía, tro lò, than bùn được lên men tạo thành mùn hữu cơ cao cấp.
- Giai đoạn phối trộn và cấy vi sinh vật hữu ích: Phối trộn theo công thức định sẵn tùy theo yêu cầu chất lượng phân và cấy VSV thuần khiết vào môi trường mùn hữu cơ.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn nguyên liệu mụn dừa rất phong phú ở Bến Tre là phế thải của các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ mụn dừa được mô tả như sau:
- Giai đoạn sản xuất giá thể (đất sạch): Nguyên liệu mụn dừa được xử lý để giảm hàm lượng muối (giảm EC) và giảm hàm lượng Tanin. Sấy hoặc phơi khô, sau đó được phối trộn với chất dinh dưỡng chậm tan và chất phụ gia. ép đóng thành bánh hoặc đóng bao để dễ dàng vận chuyển.
- Sản xuất phân bón: Chế phẩm vi sinh gốc được nhân sinh khối, sau đó được tưới đều vào nguyên liệu mụn dừa. ủ hảo khí để có nguyên liệu bán thành phẩm.
- Từ mụn dừa bán thành phẩm sẽ phối trộn các vi sinh vật hữu ích để có được sản phẩm phân hữu cơ vi sinh.
Vỏ trái ca cao cũng là đề tài nghiên cứu sản xuất phân bón và thức ăn cho bò đang được thực hiện trong giai đoạn thử nghiệm mô hình.
Ở quy mô hộ gia đình cũng có thể sản xuất phân hữu cơ vi sinh có mật độ thấp nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu phân bón bằng cách tận dụng rác thải, phân chuồng ủ thành đống một thời gian thành phân ủ (phân compốt), sau đó trộn với vi sinh để bón cho cây trồng.
Tạo đống ủ bằng cách đào lỗ (nơi không ngập nước) hoặc khoanh liếp tre như ví lúa... Nguyên liệu cần được chặt hoặc bằm, xay nhỏ càng tốt. Tưới dung dịch E.M (chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu) cho đều, thử độ ẩm thích hợp bằng cách bóp nguyên liệu ủ trong nắm tay vừa ướt, vón cục nhưng không chảy nước. Nén chặt và đậy đống ủ bằng bao bố cũ hoặc đậy lá chuối và dùng bùn phủ lên một lớp mỏng. Giữa đống ủ cắm một khúc cây để thăm dò nhiệt độ đống ủ, đồng thời để bổ sung ẩm (bù lượng nước hao hụt trong những ngày khô hạn). Khoảng một tháng có thể vỡ ra, trộn lại đống ủ và bổ sung dung dịch E.M, ủ tiếp (có thể thêm phân đạm, lân hòa với nước). Chế phẩm vi sinh vật hiện nay tương đối dễ tìm và rẻ là E.M có bán ở Viện Khoa học Nông nghiệp, các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ,... Đối với các nguyên liệu có khả năng tạo thành chất chua như bã đậu, hèm rượu, thạch dừa hư... thì nhất thiết phải được bổ sung vôi để khử chua và hạn chế tạp khuẩn, đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh thường xuyên để phân huỷ nhanh và cạnh tranh với men tạp.
Ở một số nơi, người ta còn ngâm các nguồn nguyên liệu hữu cơ giàu đạm trong nước (cá vụn, bánh dầu,..) để một thời gian tưới cho cây trồng, cây kiểng. Làm như vậy gây ô nhiễm môi trường vì mùi hôi, ruồi, dòi... tác động xấu đến không khí xung quanh, làm dơ nguồn nước.
Nên ngâm trong vật chứa kín và mỗi tháng pha với dung dịch EM bán trên thị trường tỷ lệ 1/1.000, nếu có thể sử dụng thêm chế phẩm protease (men phân huỷ protein) thì thời gian phân huỷ được rút ngắn và đạm trong nước tưới dễ tiêu hơn.
Trong điều kiện các loại vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm đang ngày càng có nguy cơ phát tán như H5N1, bệnh heo tai xanh... Chúng ta nên hạn chế cách ngâm trong nước và tuyệt đối không ngâm súc vật chết mà phải chôn trong đất, có khử trùng bằng vôi hoặc hóa chất khử trùng mạnh hơn.
Phân hữu cơ vi sinh thật gần gũi vì nguồn nguyên liệu hữu cơ luôn có chung quanh nhưng cũng thật lạ lẫm vì nguồn vi sinh khó tiếp cận! Không sao cả vì hiện nay các chế phẩm vi sinh ngày càng phổ biến như Tricoderma có hoạt tính xenlulaza cao (phân huỷ chất xơ), chế phẩm EM gồm 80 loài vi sinh vật có ích đang có bán ở nhiều nơi.


(Nguồn: Kỹ Thuật sản xuất phân vi sinh-Sở Khoa học & CN tỉnh Vĩnh Phúc https://sokhcn.vinhphuc.gov.vn/noidung/bantinkhcn-/Lists/PhoBienKienThuc/View_Detail.aspx?ItemID=28)


Vi sinh vật (VSV) có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong nông nghiệp. Phân bón vi sinh là chế phẩm, có chứa một hoặc nhiều chủng VSV sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, sử dụng bằng cách bón vào đất nhằm cải thiện hoạt động của VSV trong đất vùng rễ cây. Nhờ đó phân bón vi sinh giúp tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp các chất để điều hòa sinh trưởng, các loại men, vitamin có lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng cường độ màu mỡ của đất.
Cách sản xuất phân bón vi sinh rất đơn giản, chỉ cần phối trộn VSV có lợi vào bột hữu cơ như bột than bùn để bón vào đất hoặc trộn với hạt giống để gieo. Dây truyền sản xuất phân bón vi sinh bao gồm các bước như sau:
- Chuẩn bị chủng VSV: VSV được nhân giống nhiều lần và được nuôi cấy bằng cách lắc các bình nhỏ (tốc độ 200 vòng/phút) trong 5-7 ngày hoặc nuôi trong bồn lớn khuấy liên tục. Khi đã đạt được số lượng VSV mong muốn, nên sử dụng ngay nếu không số lượng VSV sẽ giảm dần.
- Chuẩn bị chất mang: than bùn, cát, phân chuồng và đất cũng có thể được sử dụng như chất mang. Các chất mang nên có hàm lượng chất hữu cơ cao, không có hóa chất độc hại, có khả năng giữ nước hơn 50%, dễ dàng phân hủy trong đất.
- Phối trộn chất mang và vi sinh vật: VSV được trộn đều bằng tay (đeo găng tay vô trùng) hoặc bằng máy trộn. Sản phẩm được cho vào trong túi nilông, niêm phong kín. Các túi này cần làm ổn định trong 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng để theo dõi trước khi lưu trữ ở 40C.

Điều kiện sản xuất phân vi sinh là phải lựa chọn vi sinh vật làm sao để có thể tạo ra hiệu quả tốt nhất cho cây trồng.

SXVisinh

 

Người nông dân thực hiện biện pháp ủ phân trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng.


Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng phân vi sinh thì bà con cần lưu ý trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hóa học. Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát. Khi bón luôn giữ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.


(Nguồn: https://spsclean.com.vn/tin-tuc/quy-trinh-san-xuat-phan-bon-vi-sinh-vat.html)

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam