Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Phân đạm (N)

Đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây.

 

 


Phân lân (P)

Phân lân là những phân có chứa nguyên tố dinh dưỡng phốt pho dưới dạng ion phốt phát, dùng bón cho cây trồng.
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.
- Nguyên liệu để sản xuất phân lân thường là quặng apatit, photphorit.

 


Phân Kali (K) 

Phân Kali là nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây. Tính chất chung của nhóm phân kali: dễ hoà tan trong nước, đều là phân chua sinh lý, hệ số sử dụng dinh dưỡng cao (60 – 70%)...
- Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.
- Độ dinh dưỡng của phân K được đánh gái theo tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.

 


Phân trung lượng (Na, Ca, Mg và S)

Phân trung lượng cấu thành từ các nguyên tố như: Canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magiê (Mg) thường được cung cấp qua các thành phần phụ của phân đa lượng và chất cải tạo đẩt.

 

 


Phân vi lượng 

Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi lượng cho cây (B, Cl, Co, Fe, Mn, Mo, Zn, Cu). Nhiều khi còn cho thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng.

 


Phân hữu cơ 

Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…

 


Phân sinh học 

Phân bón sinh học là những sản phẩm có chứa các tế bào sống của các loại vi sinh vật hữu ích khác nhau, khi sử dụng chúng cho việc ủ hạt giống, bón vào gốc cây hoặc trực tiếp vào đất, chúng sẽ cộng sinh ở vùng rễ hoặc nội cộng sinh bên trong mô rễ để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây trồng nhờ vào việc chuyển đổi các yếu tố dinh dưỡng quan trọng như nitơ hay photpho (lân) có ở không khí/đất thông qua quá trình cố định đạm và hòa tan photpho (lân) khó tan (Rokhzadi et al., 2008).

 


Phân NPK 

NPK là loại phân bón hỗn hợp ít nhất có hai thành phần dinh dưỡng trong ba thành phần N, P, K trở lên. Có hai loại: phân tổng hợp và phân phức hợp.
- Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hoá học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân này còn được gọi là phân phức hợp.
- Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn.

 


Phân phun lá 

Phân phun lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đề cập trong các văn bản pháp qui của Nhà nước (Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 và các thông tư, quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Vai trò của phân bón lá ngày càng tăng do việc sử dụng lâu dài các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung lượng mà không có bổ sung các chất vi lượng; hơn nữa, nhiều nguyên tố, nhất là vi lượng dễ bị kết tủa khi thay đổi môi trường đất, rửa trôi...

 


Các chất cải tạo đất

Chất cải tạo đất trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm sẵn có trong tự nhiên hoặc chế biến đưa vào đất nhằm mục đích cải tạo một số tính chất mà con người bổ sung vào đất với mục tiêu làm thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng tốt. Ví dụ làm tính chất của đất chở nên: mềm, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và khả năng thoát nước, tạo điều kiện tốt nhất cho rễ cây phát triển. Đất phải bảo vệ được cổ rễ và rễ cây trước sự xâm hại của các loại nấm bệnh; đất phải tăng độ mùn, giữ chất dinh dưỡng.

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam