Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Khái niệm và phân loại

Vai trò của các nguyên tố vi lượng

Các loại phân vi lượng

Một số loại phân bón vi lượng đang lưu hành trên thị trường

 

Khái niệm

 

Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi lượng cho cây (B, Cl, Co, Fe, Mn, Mo, Zn, Cu). Nhiều khi còn cho thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của các nguyên tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng (Zn, Cu, Fe, Mn, B, Mo) là các nguyên tố chỉ chiếm 10-4 đến 10-5 so với khối lượng khô, cây trồng có nhu cầu bón không nhiều, song trong hoạt động sống của cây các nguyên tố này có vai trò xác định không thể thiếu và không thể thay thế bằng các nguyên tố khác được.
Trước đây vai trò của các nguyên tố vi lượng ít được chú ý vì nhu cầu vi lượng thấp lại thường được đưa vào cùng với phân chuồng và các loại phân đa lượng khác.
Sau này các loại phân đạm, lân, kali đơn chất, đậm đặc và tinh khiết được bón ngày càng nhiều (phân urê chỉ có đạm, phân DAP chỉ có N và P). Bón nhiều phân thì năng suất cao song cũng khai thác triệt để các nguyên tố vi lượng trong đất mà nguồn cung cấp lại không có. Dần dần qua thực tiễn sản xuất người ta nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò không thể thiếu được của các nguyên tố vi lượng.
Thiếu nguyên tố vi lượng thì cây mắc bệnh và phát triển không bình thường, song nhiều nguyên tố vi lượng lại là các kim loại nặng nếu thừa thì độc cho cả cây và người tiêu thụ sản phẩm.
Cây thiếu vi lượng là do đất thiếu vi lượng (thiếu tuyệt đối). Cây thiếu vi lượng còn là do nhiều nguyên nhân khác như bón nhiều vôi, pH tăng làm nhiều nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn) bị cố định lại cây không đồng hóa được. Cây bị đói vi lượng còn do đối kháng về mặt dinh dưỡng như bón nhiều kali cây hút B ít đi gây hiện tượng thiếu Bo làm cây mắc bệnh (thối nõn dứa do thiếu B).
Việc quan sát cây trồng để xác định thiếu dinh dưỡng rất khó vì các triệu chứng trên lá thường không đặc trưng. Thí dụ rất khó phân biệt triệu chứng thiếu đạm, thiếu lưu huỳnh, thiếu sắt, thiếu molypden nếu chỉ quan sát trên bộ lá.
Muốn đánh giá việc thiếu vi lượng nếu không qua phân tích đất và lá thì phải dựa đầy đủ vào quá trình hình thành đất, nghiên cứu bản đồ địa chất, lịch sử sử dụng đất đai (chế độ canh tác, chế độ bón phân, loại phân đã sử dụng, mức độ thâm canh, tình hình sử dụng vôi và việc bón phân hữu cơ).
Phân vi lượng thường được cung cấp qua lá để tránh bị đất cố định. Phun qua lá việc cung cấp vi lượng vừa kịp thời vừa trực tiếp, lại tiết kiệm hơn.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của Kẽm (Zn)

Zn cần cho nhiều chức năng hóa sinh cơ bản trong cây như: tổng hợp xytôchrom và nuclêôtit, trao đổi auxin, tạo diệp lục, hoạt hóa men và duy trì độ bền vững của màng tế bào.
Zn tích lũy trong rễ song lại có thể di chuyển từ rễ đến các bộ phận đang phát triển khác trong cây. Trong tán lá cây Zn lại di chuyển rất ít, đặc biệt là khi cây thiếu đạm. Triệu chứng thiếu Zn thường thấy trên lá non và lá bánh tẻ.
Rất nhiều cây trồng có phản ứng tích cực với Zn, nhất là trên đất đã liên tục được bón nhiều lân.
Triệu chứng thiếu kẽm (Zn)
- Triệu chứng thiếu chủ yếu xuất hiện trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn thứ hai và thứ ba tính từ ngọn cây.
- Ở ngô, từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các gân màu đỏ tía giữa gân giữa và các mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần thấp hơn của lá.
- Ở lúa mì, một dải theo chiều dọc các mô lá, màu trắng hoặc vàng, tiếp theo là đốm vàng úa giữa các gân lá và các tổn thương hoại tử màu trắng đến nâu ở giữa phiến lá, sự sụp đổ cuối cùng của các lá bị ảnh hưởng ở gần phía giữa.
- Ở lúa, sau cấy 15-20 ngày, các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già hơn sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu sẫm, toàn bộ lá trở nên màu nâu dỉ và bị khô trong vòng một tháng.
- Ở chanh cam, úa vàng giữa các gân lá không đều, các lá cuối cùng trở nên nhỏ và hẹp, sự hình thành nụ quả bị giảm mạnh, cây có cành bị chết.

zn

Hình 1: Triệu chứng vàng lá gân xanh do thiếu kẽm trên cây có múi

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của Đồng (Cu)
Cu cần cho việc tổng hợp linhin (và do vậy đóng góp vào việc bảo vệ màng tế bào), có tác dụng chống đổ. Cu xúc tiến việc oxy hóa axit ascobic (Vitamin C), hoạt hóa các men oxidaza, phenolaza và plastoxyanin. Cu là tác nhân điều chỉnh trong các phản ứng men (tăng cường, ổn định và hạn chế) và là chất xúc tác các phản ứng oxy hóa-khử.
Đồng đóng vai trò then chốt trong các quá trình sau đây:
- Trao đổi đạm, prôtêin và hoccmôn.
- Quang hợp và hô hấp.
- Hình thành hạt phấn và thụ tinh.
Đồng thường được cung cấp dưới dạng thuốc trừ nấm. Nếu đã dùng thuốc bảo vệ thực vật có Cu thường không phải lo cây thiếu Cu.
Trồng cây trên đất than bùn, đất lầy thụt cây thường phản ứng tốt với việc bón Cu.
Triệu chứng thiếu đồng (Cu):
- Ở cây ngũ cốc, vàng và quăn phiến lá, sản lượng bông hạn chế và hình thể hạt kém, đẻ nhánh không rõ.
- Ở chanh cam, cây mới mọc bị chết, quả có những đốm nâu.

cu

Hình 2: Triệu chứng thiếu đồng trên cây chanh

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của Sắt (Fe)
Fe cần cho việc vận chuyển êlectron trong quá trình quang hợp và các phản ứng oxy hóa-khử trong tế bào. Fe nằm trong thành phần của Fe-porphyrin và Ferrodoxin, rất cần cho pha sáng của quá trình quang hợp... Fe hoạt hóa nhiều enzim như catalaza, sucxinic dehydrôgenaz avà aconitaza.
Thiếu Fe việc hút K bị hạn chế. Ở các chân đất kiềm, đất hình thành trên đá vôi, đất đồi quá trình oxy hóa mạnh cây thường hay thiếu Fe.


Triệu chứng thiếu sắt (Fe):
- Úa vàng giữa các gân lá điển hình, các lá non nhất bị ảnh hưởng trước hết, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất.
- Trong trường hợp thiếu nặng, toàn bộ lá, gân và vùng giữa các gân lá chuyển màu vàng và cuối cùng có thể trở thành trắng nhợt.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của Mangan (Mn)
Mangan tham gia các phản ứng oxyhóa-khử trong hệ thống vận chuyển êlectron và thải O2 trong quá trình quang hợp. Mn cũng hoạt hóa nhiều enzim như ôxidaza, perôxidaza, dehydrôgenaza, decarbôxilaza và kinaza.
Mangan cần thiết cho các quá trình sau đây:
Hình thành và ổn định lục lạp.
Tổng hợp prôtêin.
Khử nitrat thành NH4 trong tế bào.
Tham gia chu trình axit tricacbôxylic (TCA).
Mn++ xúc tác việc hình thành axit phôtphatidic trong việc tổng hợp phôtpholipit để xây dựng màng tế bào. Mn làm dịu độc Fe đối với cây.
Nhu cầu mangan của cây thường xuất hiện ở đất có pH > 5,8. ở đất chua hơn thường đất đã thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu Mn của cây (Katalymov M. V., 1965).


Triệu chứng thiếu mangan (Mn):
- Úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm úa vàng và hoại tử ở vùng giữa các gân lá.

- Xuất hiện những vùng hơi xám gần gốc các lá non hơn và trở thành vàng nhạt đến vàng da cam.
- Triệu chứng thiếu được biết phổ biến ở yến mạch là "vệt xám", ở đậu Hà Lan là "đốm lầy", ở mía là "bệnh vân sọc".

mn

Hình 3: Triệu chứng thiếu mangan

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của Bo (B)
Bo có vai trò hàng đầu trong việc xây dựng cấu trúc và tạo độ bền chắc cho màng nguyên sinh chất. Bo cần cho việc trao đối hydratcacbon, vận chuyển đường, tổng hợp nuclêôtit và linhin hóa thành tế bào. Thiếu B đỉnh sinh trưởng chết, nên giai đoạn phân hóa bông lúa mà thiếu B thì lúa không có bông. Thiếu B làm giảm sức sống của hạt phấn.
B không có mặt trong các men và không ảnh hưởng đến hoạt động men.
Việc định lượng B bón cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh học của cây và tính chất đất. Ngưỡng thiếu và ngưỡng độc B của các loại cây mẫn cảm với B như: dưa chuột, đậu đũa, chanh, nho rất gần nhau, nên không cẩn thận bón thừa B sẽ có tác dụng tiêu cực.


Triệu chứng thiếu bo (B):
- Cây đang mọc bị chết (đầu chồi).
- Lá có kết cấu dày, đôi lúc cong lên và trở nên giòn.
- Hoa không hình thành và dễ sinh trưởng còi cọc.
- "Ruột nâu" ở cây có củ đặc trưng bởi những đốm thẫm màu trên phần dày nhất của rễ hoặc nứt nẻ ở phía giữa.
- Các loại quả như táo phát triển triệu chứng "xốp bên trong và bên ngoài".

Bo

Hình 4: Triệu chứng thiếu B

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của môlypden (Mo)
Trong cây Mo tập trung trong men khử nitrat, nên cây thiếu Mo thì quá trình khử nitrat thành NH4+ trong cây không được thực hiện, nên cây đồng hóa NO3- mà vẫn thiếu protit và tích lũy NO3-.
Môlypden do vậy rất cần cho các vi sinh vật cố định N tự do cũng như vi sinh vật cố định N cộng sinh.
Cũng chính vì vậy cây bộ đậu cần được cung cấp đủ Mo. Thiếu Mo cũng có triệu chứng như thiếu N.
Việc thiếu môlypden thường xảy ra trên đất chua. Khi tăng mỗi đơn vị pH thì lượng ion MoO¬4mo= có thể tăng 10 lần nếu đất có Mo.
Bón vôi làm tăng Mo dễ tiêu vì tăng pH. Các loại phân gây chua lại làm giảm Mo dễ tiêu. Do vậy bón nhiều và bón liên tục các loại phân gây chua sẽ mở rộng việc thiếu Mo.
Cây chỉ cần rất ít Mo (vài mg/ha) và thường dự trữ Mo trong hạt đã đủ phòng chống việc thiếu Mo cho cây trồng sau này. Weir và Hudson (1966) đã nhận xét: hầu như không thấy ngô, trồng ngay cả trên đất nghèo Mo, có triệu chứng thiếu Mo khi hàm lượng Mo trong hạt ngô cao hơn 0,08 mg/kg hạt, nhưng lại có triệu chứng thiếu Mo nếu hàm lượng Mo trong hạt xuống dưới 0,02 mg/kg hạt.


Triệu chứng thiếu môlypden (Mo):
- Đốm úa vàng giữa các gân của những lá dưới, tiếp đó là hoại tử (chết thối) mép lá và lá bị gập nếp lại.
- Ở xúp lơ, các mô lá bị héo tàn, chỉ còn lại gân giữa của lá và một vài mẩu phiến lá nhỏ.

Mo


Hình 5: Triệu chứng thiếu Mo

Về đầu trang

home

 

 

 

Vai trò của nguyên tố vi lượng đất hiếm
Vi lượng đất hiếm khi được bổ sung vào đất cho cây trồng, hoặc cung cấp ở dạng phun lên lá cây ở liều lượng và nồng độ thích hợp sẽ có một số tác dụng tuyệt vời sau:
- Làm tăng khả năng quang hợp của cây trồng từ 20 - 80%, tăng năng suất một cách đáng kể với chi phí rất thấp.
- Tăng khả năng trao đổi chất, tăng khả năng hấp thu phân bón đa lượng (giảm sự mất mát phân bón đa lượng N,P,K), do vậy làm giảm chi phí phân bón.
- Tăng sự phát triển của rễ, do đó tăng khả năng chịu hạn
- Tăng sức đề kháng nên giảm hẳn khả năng bị sâu bệnh
- Ít độc hại khi sử dụng, d­ư lư­ợng đất hiếm không khác nhiều so với đối chứng
- Làm tăng hương vị đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp.
- Tăng khả năng đâm chồi, nảy lộc, tăng khả năng tạo quả và đặc biệt là làm tăng hàm lượng đường, làm tăng cả hình thức lẫn chất lượng sản phẩm.


Bảng 1. Các loại phần tử đất hiếm REE

STT

Phần tử

Ký hiệu

Số nguyên tử

Tỷ lệ ở lớp vỏ cứng PPM

Tỷ lệ ở bên trong PPM

1

Sacndi

Sc

21

-

-

2

Itri

Y

39

2.2

-

3

Lantan

La

57

30

0.34

4

Xeri

Ce

58

64

0.91

5

Praseođim

Pr

59

7.1

0.121

6

Neođim

Nd

60

2.6

0.64

7

Prometi

Pm

61

-

-

8

Samari

Sm

62

4.5

0.195

9

Europi

Eu

63

0.88

0.073

10

Gađoli

Gd

64

3.8

0.26

11

Tecbi

Tb

65

0.64

0.047

12

Điprođi

Dy

66

3.5

0.073

13

Honmi

Ho

67

0.80

0.26

14

Eribi

Er

68

2.3

0.047

15

Tuli

Tm

69

0.33

0.30

16

Ytecbi

Yb

70

2.2

0.22

17

Luteti

Lu

71

0.32

0.034

 

 

Vạt chè đối không sử dụng vi lượng đất hiếm qua lá (trái) và Vạt chè được bổ sung vi lượng đất hiếm qua lá (phải)

 

Lưu ý: Khi dùng đất hiếm với lượng lớn thì năng suất tăng không nhiều, thậm chí giảm năng suất (do cây bị ngộ độc) và bắt đầu tăng dư lượng đất hiếm trong cây.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Các loại phân vi lượng


Bảng 1. Các nguồn phân bón vi lượng

TT

Nguồn phân vi lượng

Hàm lượng, %

Độ hòa tan trong nước

Nguồn phân bo (B)

1

Borat

11,3% B

Hòa tan

2

Natri pentaborat

18,0% B

Hòa tan

3

Natri tetraborat:

3.1.

Borat 46

14,0% B

Hòa tan

3.2.

Borat 65

20,0% B

Hòa tan

4

Axit boric

17,0% B

Hòa tan

5

Colemanit

10,0% B

Hòa tan ít

6

Solubor

20,0% B

Hòa tan

7

Bo của supe lân đơn

0,18% B

Hòa tan

Nguồn phân đồng (Cu)

1

Đồng sunphat

22,5-24% Cu

Hòa tan

2

Đồng amônium phốt phát

30,0% Cu

Hòa tan ít

3

Đồng ở dạng chelat

Biến thiên

Hòa tan

Nguồn phân chứa sắt

1

Sunphat sắt

19-23% Fe

Phân bón chứa sắt có thể bón vào đất nhưng hiệu lực không cao. Cần bón ở dạng  phun trên lá

2

Ôxit sắt

69-73% Fe

3

Sắt amônium sunphat

14% Fe

4

Sắt amônium polyphốt phát

22% Fe

5

Sắt ở dạng chelat

5-14% Fe

Nguồn phân chứa mangan

1

Sunphat mangan

26-30,5% Mn

Cũng cần bón ở dạng tưới phun
(Phân Bittersal “Microtop” ở phân chứa Magiê, lưu huỳnh cũng có B và Mn

2

Ôxit mangan

41-68% Mn

3

Mangan ở dạng chelat

12% Mn

4

Cacbonat mangan

31% Mn

5

Clorit mangan

17% Mn

Nguồn phân chứa môlipđen

1

Môlipđat amôn

54% Mo

Hòa tan

2

Môlipđat natri

39-41% Mo

Hòa tan

3

Axit môlipdic

47,5% Mo

Hòa tan

Nguồn phân chứa kẽm

1

Sunphat kẽm

23-36% Zn

Hòa tan

2

Ôxit kẽm

78% Zn

Hòa tan kém

3

Sunphat kẽm bazơ

55% Zn

Hòa tan

4

Phức hợp kẽm amônium

10% Zn

Hòa tan

5

Kẽm ở dạng chelate

9-14% Zn

Hòa tan

Nguồn phân có côban

1

Supe lân tẩm côban

1 tấn supe thêm 1,3-2,7  kg sunphat côban

Hòa tan

2

Côban clorua

45,4% Co

Hòa tan

 

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Một số loại phân bón vi lượng đang lưu hành trên thị trường


Bảng 2. Một số loại phân bón vi lượng lưu hành trên thị trường

STT

Tên phân và công thức

Hàm lượng dinh dưỡng chính

Cách sử dụng

1

Vi lượng đặc hiệu THT 25+

9% MgO; 1% CaO; 5%S; 1% SiO2

Bón gốc, phun qua lá

2

Vi lượng vàng (Nutricomplex-A)

5% MgO; 2% CaO; 1%S; 2% SiO2; 1000ppm Zn; 500ppm B; 100ppm Cu; 100ppm Mn; 50ppm Fe.

Bón gốc, phun qua lá

3

Siêu boron (Boron Amino)

9,9% B

4

Sunfat amôn NH4SO4

24% SO4

Bón gốc

5

Kẽm sunfat ZnSO4 .7H2O

23% Zn

Bón gốc hoặc phun lá

6

Phức kẽm EDTA: ZnNa2C10H12N2O8

14% Zn

Phun  qua lá

7

Sắt sunfat ZnSO4 .7H2O

20% Fe

Bón gốc hoặc phun lá

8

Phức sắt EDTA: FeNaC10H12O8N2.3H2O

9% Fe

Phun  qua lá

9

Đồng sunfat CuSO4.5H2O

24% Cu

Bón gốc hoặc phun lá

10

Phức đồng EDTA: CuNa2C10H12N2O8

13% Cu

Phun  qua lá

11

Borax Na2B4O7 .10H2O

11% B

Bón gốc hoặc phun lá

12

NaturBor (Phức hợp Amino axit và B)

5% B

Phun  qua lá

13

Natri môlypđat NaMoO4 .2H2O

39% Mo

Phun  qua lá

14
Phân bón lá Nanô Real, Nanô Potassium Fe2O3, K2O, MnO, ZnO Bón lá
15
Phân bón lá Nanô Gold CaO, Fe2O3, K2O, CuO, MgO, MnO, ZnO Bón lá
16
Phân vi lượng bón rễ hữu cơ + than hoạt tính NANO - AMINO 10.000ppm Fe; 200ppm Mn Bón trực tiếp vào đất
17
Phân bón rễ Nano combi HK 8% CaO; 5,4% MgO; 1% Fe; 18% SiO3; 1,5% B2O5; 5% Acid Humic Bón rễ

 

Viluong

 

Hình 6. Một số bao bì phân bón vi lượng lưu hành trên thị trường

 

Tài liệu tham khảo: Sổ tay phân bón, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – NXB Nông nghiệp
Ảnh: internet

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam