Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón… trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Đứng trước tình trạng sử dụng phân bón quá liều lượng và không kiểm soát được chất lượng, người nông dân cần phải quản lý tổng hợp phân bón.


Quản lý tổng hợp phân bón trong quản lý cây trồng tổng hợp, nông nghiệp hữu cơ và thực hành nông nghiệp tốt là sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có dấu hợp quy trên bao bì, nhãn mác; Sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống được ủ hoai mục (trường hợp sử dụng phân bón tự sản xuất); sử dụng phân bón đúng giai đoạn sinh trưởng và đủ lượng, sử dụng phân cân đối hợp lý.


Quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management, viết tắt theo tiếng Anh là ICM). Thực hiện tốt chương trình ICM cây trồng phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, sản phẩm sạch, chất lượng tốt. Với mục tiêu “3 giảm, 3 tăng (ở miền Nam) hay “2 giảm, 3 tăng” (ở miền Bắc). Trong đó 3 giảm là: giảm lượng giống hoặc lượng nước tưới, giảm lượng đạm bón dư thừa, giảm thuốc BVTV; 3 tăng là: tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích.

dautay

Nguồn ảnh: Sài Gòn Giải phóng
Chất lượng phân tác động trực tiếp đến năng suất, phẩm chất cây trồng và môi trường


 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam