Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Khái niệm cơ bản
Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân bón là dinh dưỡng do con người bổ sung cho cây trồng.

Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông lâm nghiệp được chia làm 3 loại:
- Phân hóa học (vô cơ): Là loại phân bón được sản xuất theo qui trình công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng có chứa trong phân bón, phân hóa học có thể là phân đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh… Phân hóa học có thể là phân đơn (chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng), phân đa nguyên tố (chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng).
- Phân hữu cơ (hỗn hợp): Bao gồm các loại phân có nguồn gốc từ động thực vật như phân chuồng, phân xanh và các loại phân chế biến. Dùng bón cho đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất.
- Phân vi sinh: Là phân bón có chứa ít nhất 1 trong các loài vi sinh vật có ích như: cố định đạm, chuyển hóa lân khó tan sang dễ tan hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, v.v…

Thành phần cơ bản của phân bón
- Phân hóa học (vô cơ):
+ Đa lượng: gồm có đạm ký hiệu là N (tính bằng N tổng số); lân ký hiệu là P (tính bằng P2O5 hữu hiệu) và kali ký hiệu là K (tính bằng K2O hữu hiệu) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Trung lượng: gồm có can xi (được tính bằng Ca hoặc CaO), magiê (được tính bằng Mg hoặc MgO), lưu huỳnh (được tính bằng S) và silíc (được tính bằng Si hoặc SiO2 hoà tan) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Vi lượng: gồm có bo (được tính bằng B), co ban (được tính bằng Co), đồng (được tính bằng Cu hoặc CuO), sắt (được tính bằng Fe), mangan (được tính bằng Mn hoặc MnO), molipđen (được tính bằng Mo) và kẽm (được tính bằng Zn hoặc ZnO) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Đất hiếm: gồm có 17 nguyên tố sau: Scandium (số thứ tự 21), Yttrium (số thứ tự 39) và các nguyên tố trong dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, lutetium) trong bảng tuần hoàn Mendêleép).
- Phân hữu cơ (hỗn hợp): Bao gồm các thành phần: chất hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, …
- Phân vi sinh: Bao gồm các vi sinh có lợi như VSV cố định đạm, phải giải lân, phân giải xenlulo, v.v.…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam