Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


1. Phân hữu cơ truyền thống

2. Phân hữu cơ công nghiệp

3. Phân vô cơ (phân khoáng)

 

1. Phân hữu cơ truyền thống

a. Phân chuồng

Phân chuồng nói riêng và phân hữu cơ nói chung có ưu điểm là luôn luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng: đạm, lân, kali, canxi, magie, natri, silic, các nguyên tố vi lượng như: đồng, kẽm, mangan, coban, bo, molipden,... tuy hàm lượng không cao. Đó là điều không một loại phân bón vô cơ nào có được. Ngoài ra, phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế nước bốc hơi, chống được hạn, chống xói mòn.


Bảng 1. Thành phần của các loại phân chuồng (có độn)*

Loại nguyên tố dinh dưỡng

Biên độ % trong phân chuồng tươi của

Ngựa

Lợn

Dê, cừu

Thành phần phổ biến

N

0,32 - 0,84

0,21 – 0,75

0,28 – 1,05

-

P2O5

0,18 – 0,68

0,11 – 0,65

0,15 – 0,73

-

K2O

0,23 – 0,80

0,19 – 0,75

0,22 – 0,85

-

Thành phần chi tiết

Nước

77,30

71,30

72,40

64,60

Chất hữu cơ

20,30

25,40

25,00

31,80

N tổng số

0,45

0,58

0,65

0,83

N-Prôtit

0,28

0,35

-

-

N-Amoniac

0,14

0,19

0,20

-

P2O5

0,23

0,28

0,19

0,23

K2O

0,50

0,63

0,60

0,67

CaO

0,40

0,21

0,18

0,33

MgO

0,11

0,14

0,09

0,18

SO3

0,06

0,07

0,08

0,15

Cl

0,10

0,04

0,17

0,17

SiO2

0,85

1,77

0,08

1,47

R2O3

0,05

0,11

0,07

0,24

* Lê Văn Căn, 1975


Bảng 2. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng trong phân chuồng tươi (75% ẩm) theo Atkirson*

Loại vi lượng

Số lượng trong 10 tấn (g)

Tối đa

Tối thiểu

Trung bình

B

130,0

11,2

50,5

Mn

1.372,0

182,5

500,0

Co

12,0

0,6

2,6

Cu

102,0

19,0

39,0

Zn

618,0

107,0

240,0

Mo

10,5

2,1

5,1

* Do Lê Văn Căn, 1975 trích dẫn

Bảng 3. Thành phần phân tươi của các loại gia súc ở miền Bắc Việt Nam*

Loại gia súc

Mức

Thành phần, %

N

P2O5

K2O

H2O

Trâu

Tối đa
Tối thiểu

Trung bình

0,358
0,246
0,306

0,205
0,155
0,174

1,600
1,129
1,360

 

82,3

Tối đa
Tối thiểu

Trung bình

0,380
0,302
0,341

0,294
0,164
0,227

0,992
0,924
0,958

 

73,8

Lợn

Tối đa
Tối thiểu

Trung bình

0,861
0,537
0,669

1,959
0,932
1,253

1,412
0,954
1,194

 

66,2

* Lê Văn Căn, 1975

Về đầu trang

home

 

 

b. Phân rác

Loại phân này làm từ thân ngô, rơm rạ, cẳng đỗ, vỏ lạc, trấu, bã mía, chặt thành đoạn ngắn 20-30 cm, có thể ngâm nước vôi loãng 2-3 ngày trước khi ủ. Phương pháp ủ phân rác được tiến hành như sau: phân rác cũng xếp thành lớp và cứ 30 cm rắc một lớp vôi. Trát bùn, ủ khoảng 20 ngày, rồi đảo lại rắc phân lên men (phân bắc, phân chuồng, phân hóa học như đạm, lân) với tỷ lệ 20%. Xếp đủ cao, lại trát bùn, để hở lỗ để tưới thường xuyên nước giải pha loãng. Ủ 45-60 ngày và có thể dùng bón lót. Để lâu hơn nữa cho phân hoai thì dùng để bón thúc. Tùy theo nguyên liệu và kỹ thuật ủ, thành phần trung bình (%) của phân rác như sau: 0,5-0,6 N, 0,4-0,6 P2O5, 0,5-0,8 K2O, 3-6 CaO.

Về đầu trang

home

 

 

c. Than bùn

Than bùn cũng được coi là loại phân hữu cơ. Trong quá trình cấu tạo địa chất, một số rừng cây bị phù sa vùi lấp lâu ngày, phân giải yếm khí, tạo thành một lớp màu nâu đen gọi là than bùn. Dùng phơi khô độn chuồng, hoặc có thể dùng để chế biến phân rác, làm chất đốt, chất cải tạo đất (bảng 10). Than bùn thượng thành không dùng trực tiếp làm phân bón, chỉ để ủ phân rác hoặc độn chuồng; phân bùn hạ thành có độ phân giải cao (>50%) và pH từ 5,5 trở lên có thể bón trực tiếp, nhất là dùng để làm chất cải tạo lý tính đất; than bùn chuyển tiếp là loại trung gian.

Bảng 4. Thành phần trung bình các loại than bùn

Loại than bùn

N, % so với chất khô

CaO, %

Tỷ lệ tro, %

pHKCl

Than bùn thượng thành

0,2 - 1,6

< 0,5

< 5

2,8-3,5

Than bùn hạ thành

1,8 - 3,3

2,5-6,0

8-15

4,7-7,5

Than bùn chuyển tiếp

1,2 - 1,8

0,5-2,5

5-8

3,5-4,7

 

Về đầu trang

home

 

 

d. Phân xanh

Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón ruộng. Đồng thời với tác dụng làm phân bón, cây phân xanh có thể phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ đất, và làm cây che bóng.


Trong quá trình phân giải của cây phân xanh (vùi trong đất) nhất là ở điều kiện ngập nước, thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây như H2S, axit butiric, CH4, C2H2, v.v... Do đó, cần bón vôi, lân kèm theo để chế ngự và xác định thời kỳ cây thích hợp sau khi vùi. Phương pháp chế biến phân xanh như sau: dùng lá cây, bèo dâu, cốt khí, điền thanh, muồng muồng, ủ với đất bột, phân lân, phân chuồng, trát kín bùn, ủ khoảng 1 tháng.


Về đầu trang

home

 

 

 

2. Phân hữu cơ công nghiệp

Việc phân hữu cơ công nghiệp là một loại phân được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác nhau theo một quy trình công nghiệp nhất định đã tạo ra một loại phân hữu cơ bón vào đất có tác dụng tăng năng suất cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu đất tốt hơn so với bón vào đất bằng các nguyên liệu thô ban đầu. Hiện nay có thể chia ra 3 loại phân hữu cơ công nghiệp, đó là: phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh.

a. Phân hữu cơ khoáng

Đây là loại phân được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng. Loại phân được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp...) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ tự nhiên. Sau một thời gian đưa phối trộn với phân khoáng (đạm, lân, kali, vi lượng...) ở các tỷ lệ khác nhau, tạo thành phân hữu cơ khoáng.


Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ khoáng đã có, nhưng trong phạm vi của tài liệu này xin không cụ thể hóa được.

Về đầu trang

home

 

 

b. Phân hữu cơ sinh học

Đây là loại phân được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác. Loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp...) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ lên men với một tập đoàn vi sinh vật có tuyển chọn. Sau một thời gian ủ tạo thành phân hữu cơ sinh học.


Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học đã và đang tiếp tục được hoàn thiện để nâng cao chất lượng loại phân bón này.

Về đầu trang

home

 

 

c. Phân vi sinh (phân hữu cơ vi sinh)

Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV) sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân vi sinh phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản (theo TCVN 6168-1995). Tùy theo công nghệ sản xuất người ta có thể chia phân vi sinh thành hai loại:


- Phân vi sinh trên nền chất mang khử trùng có mật độ vi sinh hữu ích > 109 VSV/g(ml) và mật độ VSV tạp nhiễm thấp hơn 1/1.000 so với VSV hữu ích. Phân bón dạng này được sử dụng dưới dạng nhiễm hạt, hồ rễ hoặc tưới phủ với liều lượng 1-1,5 kg (lit)/ha canh tác.
- Phân vi sinh trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối VSV hữu ích vào cơ chất không cần thông qua công đoạn khử trùng nhằm tiêu diệt các VSV có sẵn trong cơ chất. Phân bón dạng này có mật độ VSV hữu ích >106 VSV/g(ml) và được sử dụng với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn kg (lít)/ha.


Trên cơ sở tính năng tác dụng của các chủng loại VSV sử dụng, phân bón VSV còn được gọi dưới các tên:


* Phân VSV cố định nitơ (phân đạm vi sinh) chứa các VSV sống cộng sinh với cây bộ đậu, hội sinh trong vùng rễ cây trồng cạn hay tự do trong đất, nước có khả năng sử dụng nitơ (N) từ không khí tổng hợp thành đạm cung cấp cho đất và cây trồng.
* Phân VSV phân giải hợp chất phốt phát khó tan (phân lân vi sinh) sản xuất từ các VSV có khả năng chuyển hóa các hợp chất phốt phát khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng.
* Phân VSV kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật chứa các VSV có khả năng sản sinh các hoạt chất sinh học có tác dụng điều hòa, kích thích quá trình trao đổi chất của cây.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

3. Phân vô cơ (phân khoáng)

3.1. Phân đạm

- Ngày nay các sản phẩm chính của công nghiệp sản xuất phân đạm khoáng gồm:
* Dạng nitrat: NaNO3; Ca(NO3)2
* Dạng amôn và amôniắc: (NH4)2SO4, NH4Cl, NH4NO3 + CaCO3,
(NH4)2CO3, NH4HCO3, NH3 khan, NH4OH.
* Dạng amôn – nitrat: NH4NO3, (NH4)3NO3SO4, v.v...
* Dạng amid: (NH2)2CO (Urê), CaCN2 (Xianamit canxi).


- Xu hướng sản xuất phân đạm: giảm (NH4)2SO4, NH4NO3 nhưng tăng sản xuất urê và phân phức hợp (bảng 5).


Từ các chỉ tiêu của các loại phân đạm vô cơ ở bảng 12, có thể đưa ra đặc tính của 3 loại phân đạm vô cơ chính trên thị trường phân bón nước ta và được nông dân thường sử dụng. Đó là:


a. Đạm sunphat (NH4)2SO4
- Màu trắng, kết tinh, mịn.
- Có khi màu xanh nhạt hoặc xanh lam (nhuộm).
- Có mùi amoniac (mùi khai nước tiểu), vị mặn và hơi chua, còn gọi là phân muối diêm.
- Hàm lượng đạm: 20,5-21,0% N.
- Trọng lượng 1 m3: 800kg, thể tích 1 tấn phân: 1,25 m3.
- Hàm lượng nước: không quá 1,5% (ở khí hậu ẩm của ta thường cao hơn).
- Tỷ lệ H2SO4 tự do thường không quá 0,2%.

Bảng 5. Đặc điểm chính của một số loại phân đạm vô cơ

TT

Loại phân

Công thức

Tỷ lệ
N, %

Trọng lượng 1 m3 (tấn)

Dung tích 1 tấn (m3)

Màu sắc, mùi vị

Tiêu chuẩn

Dạng nitrat

1

Canxi nitrat

Ca(NO3)2

15

0,9 – 1,1

0,9 – 1,1

Tinh thể trắng

N tổng số % so với chất khô: không dưới 14%;
- Độ ẩm: không quá 15%.

2

Natri nitrat

NaNO3

16

1,1- 1,4

0,7 –0,9

Tinh thể nhỏ màu trắng hoặc xám

- N tổng số % so với chất khô: không dưới 15%;
- Độ ẩm: không quá 15%.

Dạng amôn và amôniắc

3

Amôni sunfat

(NH4)2SO4

20,5 – 21,0

0,80

1,25

Tinh thể muối có màu khác nhau: trắng hoặc xám hoặc xanh nhạt hoặc đỏ nhạt.

- N tổng số % so với chất khô: không dưới 20%;
- Độ ẩm: không quá 1,5% (Khí hậu nước ta có thể châm trước);
- Axit sunfuric tự do: không quá 0,2%;
- Màu sắc: không quy định

4

Amôni clorua

NH4Cl

26,1

0,60

1,7

Bột màu trắng kết tinh

- N tổng số % so với chất khô: không dưới 24%;
- Không chảy nước, không đóng cục;
- Độ chua tự do: không quá 0,1%.

5

Amôniac khan (Amôniac lỏng)

NH3

82,2

0,61

1,59

- Phải đựng trong những bình kim loại riêng, ở áp suất 25-30 atm.

- Hàm lượng nước: không đáng kể;
- N tổng số(%): không dưới 80%.

6

Nước amôniac

NH4OH

20,0

0,91

1,1

áp suất khí 0,5 atm.

- Dung dịch phải trong;
N tổng số: không dưới 20% (loại I), không dưới 15% (loại II).

7

Amôni-natri Sunfat

(NH4)2SO4 + Na2SO4

16,0

0,85

1,20

Xanh nhạt hoặc xanh lam

- N tổng số: không dưới 15%;
- Độ ẩm: không quá 2,0%.

Dạng amôn – nitrat

8

Amôni nitrat

NH4NO3

34-35

0,84

1,19

Tinh thể trắng hoặc có vệt vàng.

- N tổng số % so với chất khô: không dưới 34%;
- Độ ẩm: không quá 2%;
- Phản ứng: Trung hòa.

9

Canxi amôni nitrat

NH4NO3 + CaCO3

20-30

1,2

0,9

Kết tinh trắng

- N tổng số % so với chất khô: không dưới 20%;
- Độ ẩm: không quá 2%;
Phản ứng: Trung hòa.

10

Amôni sunfat nitrat

(NH4)2SO4. NH4NO3

26

0,82

1,20

Kết tinh trắng

- N tổng số % so với chất khô: không dưới 25%;
- Độ ẩm: không quá 2%;
- Phản ứng: chua nhẹ.

Dạng amid

11

Urê

CO(NH2)2

46,0

0,65

1,55

Màu trắng, không mùi

- N tổng số % so với chất khô: Không dưới 45%;
- Hàm lượng biuret: không quá 1%;
- Không chảy nước;
- Độ ẩm: không quá 0,3%.

12

Xianamit canxi

CaCN2

34%

- Phân trắng nguyên chất chứa 34% N;
- Phân đen chứa 20-21% N.
- Khó bảo quản, dễ bị ngộ độc.

- Tỷ lệ xianamit canxi nguyên chất không dưới 18%;
- Hàm lượng dầu khoáng không quá 2%;
- Độ mịn: Phần không lọt qua rây cỡ số 0071 không quá 5%.

- Dễ tan trong nước: trong 100g dung dịch sunphat đạm có thể chứa hơn 42 g (NH4)2SO4.
- Tơi, dễ rắc (nếu ẩm độ không quá 2%).
- Khi khô không vón cục, bị ẩm thì vón nhiều hơn, có thể đóng tảng cứng, khó bóp vụn.
- ít chảy nước.
- Mức độ đóng cục đáng kể.
- Khi bón có thể trộn với các loại phân khác được.

b. Urê [CO(NH2)2]
- Tinh thể màu trắng, không mùi, hạt tròn, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh, không đóng cục. Hòa tan trong nước nhúng tay vào thấy lạnh.
- Dễ chảy nước vì vậy thường làm viên nhỏ như trứng cá có thêm chất chống ẩm hoặc gói trong nilon.
- Hàm lượng đạm cao (46% N).
- 1 m3 nặng 650 kg, 1 tấn có dung tích 1,54 m3.
- Dễ vận chuyển, bảo quản trong túi polietilen, không được phơi ra nắng sẽ phân hủy bay hơi hết.
- Trộn với supe lân dễ chảy nước và dẻo, có thể trộn với phân lân nung chảy nhưng không nên giữ quá lâu.
- Đóng gói trong bao PP+PE trọng lượng 50 kg.

c. Đạm clorua (NH4Cl)
- Hàm lượng đạm có 24-25% N, bột mịn, kết tinh, màu trắng hoặc vàng gà, dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, tơi, rời, dễ bón.
- Phân nhẹ: 1 m3 cân nặng 600-700 kg, 1 tấn có dung tích 1,7 m3
- Nung đến 350oC thì bốc hơi bay đi hết.
- Mức độ chảy nước là đáng kể, trộn với supe lân dễ chảy nước và dẻo.

 

Về đầu trang

home

 

 

3.2. Phân lân

Về thành phần hóa học tất cả các loại phân lân đều là muối canxi của axit photphorit và chia thành 3 nhóm:
* Phốt phát 1 canxi Ca(H2PO4)2 tan trong nước;
* Phốt phát 2 canxi CaHPO4 không tan trong nước, nhưng tan trong axit yếu;
* Phốt phát 3 canxi Ca3(PO4)2 không tan trong nước và tan rất ít trong axit yếu.
Tuy nhiên từ góc độ dinh dưỡng cho cây trồng mặc dù phân lân thường có nhiều loại, nhưng có thể chia làm 2 nhóm chính: phân lân khó tiêu và phân lân dễ tiêu.
* Phân lân khó tiêu: Là loại phân lân không hòa tan được trong nước, trong axit yếu. Chỉ có thể dùng axit mạnh mới hòa tan được. Bón vào đất cây trồng không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình biến đổi trong đất thành dạng dễ tiêu cây mới sử dụng được. Trong nhóm này có loại phân lân tự nhiên như bột photphorit, phân lèn, ...
* Phân lân dễ tiêu: Là loại phân lân cây trồng có thể sử dụng ngay được. Trong nhóm này có: Supe lân đơn và supe lân kép, do công nghiệp sản xuất, tan ngay trong nước. Phân lân nung chảy chế biến bằng trộn apatit với chất kiềm, nung chảy ở nhiệt độ cao rồi làm lạnh đột ngột. Loại này ít tan trong nước nhưng tan được trong axit yếu. Phân lân kết tủa và phân lân chậm tan cũng là loại chế biến nhưng chỉ tan được trong axit yếu.
Đặc điểm của một số loại phân lân chế biến chính quy được thể hiện ở bảng 13. Dưới đây là tóm tắt đặc tính của một số loại phân lân chính trên thị trường phân bón nước ta và được nông dân thường sử dụng.

* Phân supe lân đơn:
Trên thị trường phân bón nước ta loại phân supe lân đơn Lâm Thao do Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sản xuất được nông dân sử dụng từ 40 năm nay có các đặc điểm sau đây:
- Công thức hóa học supe lân đơn: Ca(H2PO4)2.H2O + 2CaSO4.2H2O + axit photphoric tự do 5%.
- Dạng bột hay hạt, mịn, màu trắng xám hoặc xám, có mùi chua.
- Chứa 15,0-16,5% lân dễ tiêu (P2O5), 11-12% lưu huỳnh (S), 22-23% vôi (CaO).
- Phân supe dễ tan trong nước, dễ hút nước, đóng cục khi bị ẩm, ít tơi.
- Trọng lượng 1 m3: 1,2 tấn, dung tích 1 tấn: 0,85 m3.
- Có thể trộn với phân đạm trước khi bón, không để lâu.
- Đóng gói trong bao PP+PE trọng lượng 50 kg.
Ngoài lân Lâm Thao, hiện nay Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành thuộc Công ty Phân bón miền Nam sản xuất supe lân chứa 16,5% lân dễ tiêu, hàm lượng lân tan trong nước cao, bột xốp, màu xám tro.


* Phân lân nung chảy:
Trên thị trường phân bón nước ta có 2 loại phân lân nung chảy: Văn Điển và Ninh Bình. Đặc điểm của hai loại này thể hiện dưới đây:
+ Phân lân nung chảy Văn Điển (FMP-VĐ)
- Công thức lý thuyết: 4(Ca,Mg)O.P2O5 + 5(Ca,Mg).OP2O5.SiO5
- Còn gọi là lân phốt phát canxi magiê, tecmophotphat, lân nhiệt luyện
- Dạng bột, mịn <0,25 mm và dạng hạt <2mm, độ ẩm <1%, màu xám xanh, ánh thủy tinh, không mùi, ít tan trong nước, dễ tan trong axit yếu (tan trong axit xitric 2%).
- Phân tơi, rời, không đóng cục, không kết tảng, không chua.
- Độ pH: 8,0-8,5.
- Phân lân nung chảy Văn Điển có 3 loại:

 

P2O5 %

MgO %

CaO %

SiO2 %

Loại 1

20-21

13-15

32-38

24-30

Loại 2

17,5-18,5

15-27

30-36

24-30

Loại 3

15-16

15-18

28-34

24-30

và các chất lượng khác: Fe2O3, B, Mn, Cu, Co, Zn...

 

+ Phân lân nung chảy Ninh Bình
Loại hạt ≥3 mm (có màu xanh xám) hoặc bột ≥0,25 mm (màu xanh sáng), được đóng trong bao PP trắng, có tính kiềm pH-8, không mùi vị, không độc hại, không tự hút ẩm. Có 3 mức chất lượng:

 

P2O5 %

MgO %

CaO %

SiO2 %

Loại 1

19-21

28-32

16-20

25-30

Loại 2

17-19

28-32

16-20

25-30

Loại 3

15-17

28-32

16-20

25-30

và các chất lượng khác: Fe, B, Mn, Cu, Co, Zn, Mo...

* Bột apatit và bột phốtphorit:
Hai loại phân này là phân lân khó tiêu từ quặng khai thác lên (apatít hoặc phốtphorit), nghiền thành bột để bón. Lân trong loại phân này ở dạng tự nhiên không tan trong nước và axit yếu Ca3(PO4)2, cây không sử dụng trực tiếp được mà phải qua quá trình chuyển hóa trong đất do vi sinh vật hoặc độ chua của đất tác động cây mới có thể sử dụng được. Riêng bột phốtphorit cũng có một tỷ lệ lân hòa tan nhất định.
Để tăng hiệu quả của bột phốtphorit và apatit thì bột phải được nghiền thật mịn, chỉ nên sử dụng ở đất chua cho các loại cây thích hợp. Tốt nhất nên dùng để ủ với phân chuồng.

* Phân lèn
Là loại phân lấy ở các hang núi đá vôi (lèn). Có hai loại:
- Một loại là bột phôtphorit, thường không chứa đạm. Loại này có tỷ lệ lân dễ tiêu khá cao, nghiền thành bột dùng như apatit và phôtphorit. Tuy nhiên, tùy địa điểm hàm lượng lân rất thay đổi, mà hiệu quả lại phụ thuộc vào hàm lượng lân trong phân.
- Loại thứ hai là phân và xác chim, dơi sống trong các hang núi. Loại này có chất hữu cơ, có từ 1-5% N ở dạng nitrat và có tỷ lệ lân khá 7-8%, ở dạng cây dễ sử dụng.
Có thể dùng phân lèn như các loại phân lân dễ tiêu.

* Các loại phân lân khác:
+ Lân Tômas: (còn gọi xỉ Tomas, Tomas cứt sắt)
Là xỉ phế liệu của nhà máy luyện gang thép theo phương pháp Tomas. Dùng làm phân lân. Chất lân ở dạng tetracanxi phốt phát Ca4P2O9 và silicocanotit Ca4P2O9.CaSiO3.
Loại phân này chứa ít nhất 14% P2O5 tan trong axit xitric 2% và không có lân hòa tan trong nước. Thường có chứa nhiều nguyên tố vi lượng.
Tiêu chuẩn độ mịn qua rây 2 mm hoàn toàn và phần còn lại trên rây 0,175 mm không quá 15%.
+ Rênanít: (còn gọi phân lân “Thiêu kết”)
Rênanit là một loại phân lân nung chảy, trong đó chất kiềm không phải là magiê (Mg) mà là natri (Na), kali (K) hoặc vôi (CaCO3), có thể dùng cacbonat Na hoặc sunphat Na để nung apatit, phôtphorit ở 1.100 – 1.300oC, rồi tán bột. Phân dễ làm, giá thành rẻ, thường chứa nhiều Na.
Tùy nguyên liệu nên Rênanit có thành phần rất khác nhau.
Đầu tiên sản xuất ở Rênani (Đức) nên gọi tên là Rênanit.
+ Lân nước ót:
Nước ót – nước còn lại ở ruộng muối sau khi lấy muối kết tinh. Thành phần nước ót (tỷ trọng 1,265 ở 20oC như sau: NaCl – 10,42%, KCl – 1,82%, MgCl2 – 9,67%, MgSO4 – 6,89%, MgBr2 – 0,22%, CaSO4 – 0,22%.
Như vậy nước ót khá giàu Mg. Còn có vết iốt, B, Uran, v.v... Đem nung với apatit, photphorit rồi tán bột lân nước ót. Tùy nguyên liệu, thành phần rất khác nhau. Thường chứa nhiều NaCl và dễ chảy nước.


Bảng 6. Đặc điểm của một số loại phân lân chế biến chính quy

Loại phân

Thành phần hóa học

% P2O5

Dạng lân

Trọng lượng 1 m3 (tấn)

Dung trọng 1 tấn (m3)

Mức độ tơi

Khả năng trộn các loại phân khác

Supe lân đơn (bột)

Ca(H2PO4)2.H2O  + 2CaSO4
.2H2O  + Axit photphoric tự do 5%

16-21

Tan trong nước

1,2

0,85

Kém tơi. Nếu độ chua tự do cao và khí trời ẩm thì dẻo, ít tơi

Có thể trộn phâm đạm trước khi bón, không để lâu

Supe lân đơn (viên)

-nt-
Độ chua tự do thấp hơn

16,5-19,5

-nt-

1,1

0,90

Rất tơi

Trộn được với nhiều loại phân khác trước khi bón

Supe lân kép (viên)

Ca(H2PO4)2.H2

45-48

-nt-

-

-

Rất tơi

-nt-

Lân kết tủa (Preci-pitat)

CaHPO4.
2H2O 

30 - 35

Tan trong citrat amôn

0,85

1,18

Tơi

-nt-

Lân khử Flo

Ca3(PO4)2  + 4CaO P2O5.CaSiO3

28 –
32

-nt-

-

-

Tơi

-nt-

Lân nung chảy

Không ổn định

14-20

-nt-

-nt-

Lân Tomas

4CaO.P2O5 + 4CaO.P2O5 + CaSiO3

>14

-nt-

2,0

0,5

Tơi

Không nên trộn với các loại phân đạm amôn

 

Về đầu trang

home

 

 

3.3. Phân Kali

Những điểm cần chú ý về phân kali:
- Cây thường hút rất nhiều kali của đất, nhưng nhiều trường hợp không nhất thiết phải bón kali nếu khả năng cung cấp kali của đất tốt.
- Các loại phân kali hòa tan thường là phân sinh lý chua.
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ thường thiếu kali hơn đất thịt và đất sét. Đất đồi dốc thường nghèo hoặc rất nghèo kali.
- Nhiều trường hợp bón đạm thấp thì hiệu lực kali không thể hiện ra, nhưng tăng đạm lên thì hiệu lực kali lại thể hiện.
- Kali có thể bón thúc, nhất là ở đất nhẹ và rất cần bón thúc khi có bón thúc nhiều đạm.
- Trên nền nhiều phân chuồng hiệu lực kali giảm sút. Tuy nhiên, về lâu dài bón kali trên nền phân chuồng tổng bội thu vẫn cao hơn so với bội thu của phân chuồng và của phân kali bón riêng lẻ.
- Bón phân kali có chứa nhiều clo (KCl) có thể ảnh hưởng không tốt đến phẩm chất cây trồng: thuốc lá chậm cháy, khoai củ nhiều nước, ít tinh bột, v.v… và rửa trôi Cl- mạnh.
- Cần kali nhất là những trường hợp cây trồng lấy củ, cây họ đậu, cây chắn gió, đồng cỏ chăn nuôi, v.v... Cây trên đất đồi dốc feralitic, chuối, dứa, mía, v.v... đều cần bón nhiều kali. Cây rễ ăn sâu, cây ngũ cốc trồng trên đất phù sa mới hoặc được bồi hàng năm ít cần kali hơn.
- Những vùng khô hạn không tưới không cần bón nhiều kali.
- Cây trồng xen, cây trồng gối vụ, cây trồng chỗ thiếu ánh sáng, v.v... cần được bón nhiều kali.
Đặc điểm quan trọng của KCl và các loại phân kali khác được thể hiện ở bảng 14. Trong bốn nguồn kali thì kali clorua (KCl) hay muriate kali có vai trò nổi bật trong nông nghiệp và chiếm khoảng 95% các loại phân kali được sử dụng. Những nguyên nhân ưu thế của KCl là nó có nồng độ hữu hiệu cao (60-62% K2O) và được cung ứng dồi dào. Các loại phân kali khác có thể được xem là loại phân bón “chuyên biệt”. Dưới đây đề cập đến đặc điểm và vai trò của phân kali clorua và kali sulphate là 2 loại phân kali được sử dụng ở nước ta.


a. Kali clorua (KCl):
- Dạng bột mầu hồng như muối ớt, nông dân mình hay gọi là phân muối ớt, có dạng màu trắng như muối, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm và đóng cục, vị mặn.
- Chứa 50-60% kali nguyên chất (K2O)
- Để khô có độ rời tốt, dễ bón, khi ẩm kết dính khó bón.
- Có thể trộn với supe lân, urê để bón.

Bảng 7. Các nguồn phân kali chính

Nguyên liệu

Công thức

% K2O

Màu sắc

Clorua kali

KCl

60-62

Hồng, xám hoặc trắng

Sulphat kali

K2SO4

50-53

Trắng

Nitrat kali

KNO3

44-46

Trắng

Sulphat magiê kali

K2SO4. MgSO4

22

Trắng

Bảng 8. Các loại phân kali khác

TT

Tên phân bón

Quặng và nước sản xuất

Thành phần dinh dưỡng

Màu sắc, mùi vị

1

Phân kali 40%, 50% và 60%

Xinvinit -Nga

Có trộn thêm KCl để tăng tỷ lệ kali. Tỷ lệ phổ biến là: 38-42% K2O; 24% NaCl, 6% CaSO4, 2,5% MgO và một ít sắt, nhôm.

Màu trắng có chấm đỏ

2

Emgekali (tức là Magiê kali)

Các loại muối mỏ - Đức

33-36% K2O và 14-17% MgSO4. Ngoài ra còn chứa 1/1.000 B2O3)

3

Reform kali

Đức, Nga

26-30% K2O ở dạng K2SO4 và 25-30% MgO, 10% CaSO4.

Trắng xám

4

Kali cacbônat (bồ tạt)

Thường có mặt trong tro, bụi xi măng,v.v...

Nguyên chất chứa 56,5% K2O, thực tế khoảng 50% K2O.

Dễ chảy nước.

5

Elektrlit

Quặng ở vùng Kanalit- Nga

32% K2O, 8% Na2O, 8% MgO, 50% Cl

6

Kanamag (kalinatri-Magiê)

Quặng kainit hoặc kanitô-lăngbênit - Đức, Nga

25-30% K2O ở cả hai dạng KCl và K2SO4, một lượng nhỏ Na, Mg.

7

Kali bicacbonat (KHCO3)

Chế bằng tác động của H2CO3 trên KCl

40-46% K2O và <2%Cl-

8

Korn-Kali

ESTA-Kieserite

40% K2O, 6% MgO, 4% S và 3% Na

Dạng hạt

9

Patentkali

ESTA-Kieserite

30% K2O, 10% MgO, 17% S

Dạng hạt

- Sản xuất ở Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức.
- Đóng gói trong bao PP+PE, trọng lượng 50 kg.


b. Kali sunphat (K2SO4):
- Tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, dễ tan trong nước, ít hút ẩm, ít vón cục, vị hơi đắng.
- Chứa 45-50% K2O nguyên chất, 18% lưu huỳnh (S).
- Sản xuất ở Nga và một số nước khác.
- Phần lớn được dùng cho các loại cây trồng có tính nhạy cảm với chất clo như: thuốc lá, cây có củ (khoai lang, khoai tây, v.v...), hành tây.

 

Về đầu trang

home

 

 

3.4. Phân đa yếu tố

Vì là loại phân gồm nhiều yếu tố dinh dưỡng nên phân đa yếu tố cũng có thuận lợi và có nhược điểm, đó là:


* Thuận lợi:
- Cung cấp đồng thời nhiều chất dinh dưỡng cho cây.
- Đậm đặc, đỡ công vận chuyển.
- Đơn giản trong việc bảo quản, sử dụng, không nhầm lẫn, không tốn nhiều kho như phân đơn.
- Kết hợp giải quyết được những nhược điểm của phân (chảy nước, vón cục, đóng tảng, bốc hơi, v.v...).
- Kết hợp chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, v.v...


* Nhược điểm:
- Khó điều chỉnh tỷ lệ.
- Sản xuất rất nhiều mới kinh tế.


Đứng về mặt quy trình công nghệ sản xuất phân đa yếu tố có thể chia phân đa yếu tố làm 3 loại:
+ Phân hỗn hợp: Hỗn hợp của một số loại phân đơn, trộn lại với nhau bằng cơ giới, không phải đun nấu gì.
+ Phân hóa hợp: Điều chế qua tác động hóa học giữa hai loại hóa chất để được phân bón thường có 2 nguyên tố dinh dưỡng như: KNO3, NH4H2PO4, (NH4)2HPO4.
+ Phân phức hợp: Gồm có nhiều yếu tố hợp thành qua tác động hóa học hoặc cơ lý hoặc cả hóa học và cơ lý có thể chứa chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, v.v... và thường chứa cả 3 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K với những tỷ lệ khác nhau.
Tuy nhiên căn cứ vào thực tế sản xuất hoặc nhập khẩu phân đa yếu tố trong phạm vi của cuốn sách này, loại phân bón này chỉ chia 2 loại chính, đó là: Phân phức hợp (phân hóa hợp) và phân hỗn hợp (phân trộn).
Danh sách các loại phân bón đa yếu tố chính được thể hiện ở bảng 16. Dưới đây chỉ đề cập đến một số loại phân bón chính trên thị trường Việt Nam. Cần lưu ý rằng các chất dinh dưỡng thay đổi và tỷ lệ phần trăm nêu trong bảng đó chỉ mang tính chất chỉ dẫn.

 

3.4.1. Phân phức hợp

Là loại phân có nhiều yếu tố dinh dưỡng hóa hợp với nhau, chế biến chủ yếu bằng phương pháp trộn nhiều loại phân bột với những môi trường lỏng như amoniac, axit photphoric,v.v. (các môi trường này đều là chất dinh dưỡng) và làm cho các chất này hóa hợp với nhau thành một phức hợp các yếu tố dinh dưỡng, có công thức hóa học cụ thể, sau đó thường vo viên 1-6mm (chủ yếu 1-3mm).


a. Diamôni phôtphat (DAP): (NH4)2HPO4
- Tỷ lệ N : P : K là 1: 2,6 : 0 và có 46% P2O5 và 18% N.
- Là sản phẩm hỗn hợp của supe lân kép với sunphat amôn hoặc phối hợp khí amoniac với axit photphoric.
- Dạng viên, hoàn toàn tan trong nước, dễ hút ẩm.
- Sản xuất ở các nước: Philipin, Nhật, Mỹ.


b. Amophot hoặc Mônôamoni phốt phát (MAP): NH4H2PO4
- Tỷ lệ N : P : K là 1 : 4,7 : 0 có 52% P2O5 và 11% N.
- Là sản phẩm hỗn hợp của supe lân kép với sunphat amôn
- Dạng viên, khô, rời tan hết trong nước
- Sản xuất ở các nước: Liên xô (cũ), Mỹ.


Về đầu trang

home

 

 

3. 4.2. Phân hỗn hợp

Là sản phẩm của hai hay nhiều loại phân đơn hoặc phân phức hợp trộn đều với nhau chỉ bằng phương pháp cơ giới, tạo thành một hỗn hợp nhiều thành phần, nhiều công thức hóa học riêng rẽ, sau đó để nguyên bột hoặc vo viên.


Bảng 9. Một số loại phân bón đa yếu tố

TT

Loại phân bón

Tỷ lệ
N : P : K

Hàm lượng chất dinh dưỡng N, P2O5, K2O (hoặc S) trong phân,%

Phân phức hợp (phân hóa hợp)

1

Điamoni phôtphat (NH4)2HPO4

1 - 2,6 - 0

18 - 46 - 0

2

Mônôamono phôtphat (NH4H2PO4)

1 - 4,7 - 0

11 - 52 - 0

3

Kali nitrat (KNO3)

1 - 0 - 3,6

13 - 0 - 47

4

Amôni polyphôtphat

1 - 0 - 3,4

10 - 34 - 0

Phân hỗn hợp (phân trộn)

5

Các loại phân NPK của Công ty Phân bón Bình Điền II (phân Đầu trâu)

1 - 0,7 - 1
1 - 0,7 - 1,2
1 - 0,5 - 0,5
1 - 1 - 0,75
1 - 1- 1
1 - 1- 0,5
1 - 0,68 - 0,68
v.v...

17-12-17
14-10-17,
6-3-3
20-20-15
17-17-17
10-10- 5 và  16-16-8
22-15-15
v.v...

6

Các loại phân NPK của Công ty supe photphat và Hóa chất Lâm Thao (hoặc có bổ xung thêm thành phần MgO, CaO, SiO2, S, Zn, Cu, B, Mo...).

1 - 2 - 0,6
1 - 1 - 0,5
1 - 2 - 0
1 - 0,5 - 1
v.v...

5-10-3
16-16-8
10-20-0
8-4-8
v.v...

7

Các loại phân NPK của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển (hoặc có bổ xung thêm thành phần MgO, CaO, SiO2, S, Zn, Cu, B, Mo..).

1 - 2 - 0,6
1 - 1,83 - 0,33
1 - 0,31 -1,06
1 - 2 - 1,2
1 -1 - 1
1 - 2,25 - 1,25
1 - 6 - 2
1 - 3 - 1,25
v.v.

5-10-3
6-11-2
16-5-17
5-10-6
8-8-8
4 - 9 - 5
2 - 12 - 4
4 - 12 - 5
v.v...

8

Các loại phân NPKS của Công ty BACONCO (ngoài ra còn có các thành phần như CaO, MgO).

 

1 -1- 0,5 - 0,81
1 - 0,5 - 0 - 0

1 - 0,5 -1- 0,69

1-1,5-1,63-1,34
1 - 2 -1 - 2

16-16-8-13
20-10-0-0
14-7-14-9,6
8-12-13-10
7-14-7-14

 

Dưới đây xin đề cập đến một số sản phẩm chính của các doanh nghiệp chính ở nước ta đang sản xuất phân hỗn hợp để cung cấp cho thị trường phân bón nước ta.


+ Phân NPK của Công ty Phân bón Bình Điền II (phân Đầu trâu)
- Dạng viên, hạt < 3 mm, nhiều màu sắc: trắng, xám, đỏ thẫm, nâu, nâu sáng, xanh (đơn thuần hoặc lẫn ba màu).
- Tỷ lệ NPK: 17-12-17, 14-10-17, 6-3-3, 20-20-15, 17-17-17, 10-10,5, 16-16-8, 22-15-15, v.v...
- Các loại phân có thể dùng cho tất cả các cây trồng hoặc chuyên biệt cho từng loại cây theo chỉ dẫn.
- Đóng bao PP+PE màu trắng lớp ngoài có vẽ biểu tượng của công ty, trọng lượng 50 kg.


+ Các loại phân NPK của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
- Dạng bột hoặc vo viên màu xám xanh, đốm trắng.
- Có tỷ lệ NPK khác nhau: 5-10-3, 16-16-8, 10-20-0, 8-4-8, v.v...
- Đóng bao PP+PE màu trắng, lớp ngoài có vẽ biểu tượng của công ty, trọng lượng 50 kg.


& Các loại phân NPK của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển
- Dạng bột, vo viên, màu xám, nâu nhạt hoặc màu ớt tiêu lẫn lộn.
- Có tỷ lệ NPK khác nhau: 5-10-3, 6-11-2, 16-5-17, 5-10-6, 8-8-8, 4-9-5, 2-12-4, 4-12-5, v.v... hoặc có bổ sung thêm thành phần MgO, CaO, SiO2, S, Zn, Cu, B, Mo...
- Sử dụng cho tất cả các cây trồng hoặc hoặc từng loại cây theo chỉ dẫn.
- Đóng bao PP+PE màu trắng lớp ngoài có vẽ biểu tượng của công ty, trọng lượng 50 kg.


+ Phân NPK của Công ty BACONCO

- Dạng viên màu xám xanh, hạt < 3,5 mm, nâu thẫm, màu xám đen.
- Tỷ lệ NPKS: 16-16-8-13, 20-10-0, 14-7-14-9,6, 8-12-13-10,7, 14-7-14, ngoài ra còn có các thành phần như CaO, MgO.
- Các loại phân có thể dùng cho tất cả các cây trồng hoặc chuyên biệt cho từng loại cây theo chỉ dẫn.
- Đóng bao PP+PE trắng, trọng lượng 25 kg, 50 kg, có in biểu tượng của công ty.


Nguồn: Cầm nang phân bón, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, NSX Nông nghiệp

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam