Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Các loại cây ăn quả có múi

Đặc điểm sinh lý của nhóm cây ăn quả có múi

Yêu cầu đất trồng

Thời vụ trồng

Bón phân

 

Các loại cây ăn quả có múi ở Việt Nam


Cây ăn quả có múi (Citrus spp) gồm có cam, quýt, bưởi, chanh là loại cây ăn quả quan trọng đối với đời sống con người, được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới với nhiều chủng loại khác nhau. Ở Việt Nam hiện có các giống cam, quýt, bưởi, chanh nổi tiếng, đây cũng là loại cây chủ lực tại Việt Nam và có diện tích trồng rất lớn.
• Các giống cam ngọt (Citrus sinensis): Cam Bố Hạ, cam Vân Du, cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Bù Hương Sơn, cam Valencia.
• Các giống quýt (Citrus reticulata): quýt Đỏ, quýt Tích Giang, quýt đường Yên Bình, quýt đường Canh, quýt Lý Nhân, quýt vàng Bắc Giang, quýt chum Bắc Quang, quýt vàng Bắc Sơn.
• Các giống bưởi: Bưởi có 2 loại: Bưởi chua (Citrus grandis) và bưởi chùm (Citrus paradishi). Ở nước ta phổ biến là loại bưởi chua. Có các giống nổi tiếng là bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi đường Lá Cam, bưởi đường Da Láng, bưởi Da xanh, bưởi Lông Cổ Cò, bưởi Long Tuyền. Bưởi Chùm hiện chưa được trồng phổ biến ở nước ta.
• Các giống chanh (Limonia): Chanh được trồng phổ biến ở các địa phương nước ta là chanh Giấy, chanh Tứ thời, chanh Đào. Hiện cũng có trồng một số giống chanh nhập nội như chanh Eureka, chanh Persa.



 

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Đặc điểm sinh lý của nhóm cây ăn quả có múi


Cam, quýt, bưởi, chanh có thể trồng ở vùng nhiệt độ từ 12-39oC, nhưng thích hợp nhất là từ 23-29oC với cường độ ánh sáng 10.000-15.000 Lux. Cam, quýt, bưởi, chanh ưa ẩm (độ ẩm thích hợp là 70-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng), nhưng không chịu úng. Ngập úng lâu sẽ bị chết vì rễ của chúng thuộc loại rễ nẫm cảm.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Yêu cầu đất trồng


Cam, quýt, bưởi, chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất cát biển, đất mặn ít, đất phèn nhẹ, đất phù sa trung tính cho đến các loại đất phù sa cổ, đất feralit, v.v... trên đồi núi. Tuy vậy để chúng có tuổi thọ dài, năng suất cao, chất lượng tốt trên mỗi loại đất có cách làm đất, chăm bón khác nhau. Yêu cầu chung là:
• pHKCl từ 5-7.
• Hàm lượng chất hữu cơ (%) từ 2% trở lên.
• Hàm lượng N, P, K tổng số (%) đạt mức trung bình : N > 0,1%, P2O5 > 0,08%, K2O > 0,5%.
• Hàm lượng các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Fe, B, Mo) cần đạt ở mức tối thiểu.
• Đất trồng cần có tầng canh tác ít nhất 60 cm, đất tơi xốp, thoát nước, có thành phần cơ giới tốt nhất là cát pha hoặc thịt nhẹ.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Thời vụ trồng


• Ở miền Bắc và Bắc Trung bộ thời vụ trồng tốt nhất tháng 2-3 và có thể trồng vào tháng 7, 8.
• Ở Duyên hải Nam Trung bộ trồng vào tháng 8, 9.
• Ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ trồng vào tháng 6, 7.
• Ở vùng ĐBSDCL trồng vào các đầu hoặc cuối vụ mưa.


Về đầu trang

home

 

 

 

Bón phân


Bón phân cho cây ăn quả có múi thường chia ra 3 giai đoạn (không tính giai đoạn ở vườn ươm): Đào hố để trồng, kiến thiết cơ bản, kinh doanh. Tùy theo loại đất trồng, tùy theo vùng sinh thái để có cách đào hố bón phân, chăm bón khác nhau. Sau đây lấy 2 thí dụ điển hình về cách đào hố, bón phân.


1. Ở vùng đất đồi có độ dốc từ 3-50
a) Đào hố bón phân
+ Mật độ trồng: Đối với cam quýt từ 416 hố (4 x 6 m) đến 500 hố (4 x 5 x 0,866 m) theo kiểu tam giác.
+ Kích thước hố: Rộng 0,8 - 1,0 m, sâu 0,7 - 0,8 m.
+ Phân hữu cơ: Nếu có phân hữu cơ hoai mục, đạt tiêu chuẩn (N-P2O5- K2O tổng số: 0,25-0,3%, 0,15 - 0,20%, 0,4 - 0,5%) thì cần từ 10-20 kg/hố, tức 4-6 tấn/ha, nhưng nếu chỉ lá cây, cỏ ủ thì cần ít nhất 50 kg, tức 20-30 tấn/ha. Nếu dùng phân hữu cơ sinh học hay phân hữu cơ vi sinh thì lượng dùng cũng tương đương phân hữu cơ hoai mục đạt tiêu chuẩn.
+ Phân đạm: Bón phân đạm ở thời kỳ này không cần nhiều. Mỗi hố khoảng 0,1 kg urê hoặc 0,2 kg amôn sunphat, tức khoảng 40-60 kg urê hoặc 100-150 kg amôn sunphat/ha, tương ứng 20-30 kg N.
+ Phân lân: Trong giai đoạn này rất cần bón lân để bộ rễ phát triển tốt. Mỗi hố bón 1 kg supe phốt phát (SSP) hoặc tecrmophốt phát (lân nung chảy - FMP), tức khoảng 400-600 kg/ha, tương ứng 60-100 kg P2O5.
+ Phân kali: Giai đoạn đầu cũng rất cần kali để phát triển bộ rễ. Bón mỗi hố 0,5 kg kali clorua, tức khoảng 200-300 kg/ha, tương ứng 120-180 kg K2O.
+ Vôi: Tùy theo đất chua nhiều hay chua ít để định lượng vôi cần bón. Thông thường bón 0,5 kg/hố, tức khoảng 200-300 kg/ha.
Có thể thay bón phân đơn bằng phân phức hợp hay phân hỗn hợp NPK.
Toàn bộ số phân trên trộn đều với đất mặt, sau đó cho vào hố, lấp đất đào lỗ đặt bầu cây, vùi, vỗ chặt, tưới nước. Sau 30 ngày đặt bầu trồng.


b) Bón phân ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB): Giai đoạn cây chưa có quả thường 3 năm. Mỗi năm bón phân chia ra 4 lần vào các tháng 2, 5, 8 và 11. Loại phân bón và liều lượng phân bón cho các năm cũng khác nhau. Dưới đây giới thiệu tổng lượng bón, loại phân bón và % số lượng phân bón để tham khảo.
• Tổng lượng phân bón và các loại phân bón (bảng 1).
• Tháng bón và tỷ lệ % bón (bảng 2).


c) Bón phân ở giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ tư trở đi)
• Tổng lượng tùy thuộc tuổi cây mà liều lượng bón phân hàng năm có thay đổi (bảng 3).
• Tháng bón và tỷ lệ % bón (bảng 4).
Ngoài các loại phân trên cần sử dụng phân bón lá có chứa trung, vi lượng để phun vào các thời kỳ trước lúc ra hoa, quả non, v.v... theo sự hướng dẫn của các hãng sản xuất. Mỗi vụ quả phun 4-5 lần, cách 15 ngaỳ 1 lần.
Các loại phân hữu cơ, vô cơ được bón cùng một lúc theo hình chiếu tán cây. Cuốc rãnh sâu xung quanh, rộng 30 cm hoặc đào thành những hố rộng 20-30 cm, sâu 20-30 cm, phân trộn đều với nhau, rắc vào rãnh hoặc hố, lấp đất, tưới nước, kết hợp với làm cỏ, tủ gốc.


2. Ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
a) Bón phân vào mô (ụ) đất: Sau khi lên líp cần làm mô đất. Dùng lớp đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô, đắp mô đất cao 40-60 cm, rộng 80-100 cm, mật độ 5 x 6 m hoặc 6 x 6 m (240-330 mô/ha). Khoét giữa mô một lỗ và trộn đều đất được moi ra với số lượng phân như trên đã giới thiệu, đặt bầu cây, lấp phân, vỗ chặt, tưới nước. Sau 30 ngày đặt bầu trồng.


b) Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB)
• Trước 1 năm tuổi: Thường hòa urê hoặc DAP vào nước để tưới. Liều lượng 30-40 g/10 lít nước tưới cho 1 gốc, cứ 2-3 tháng tưới 1 lần (4-6 lần/năm).
• Trên 1 năm tuổi: Bón theo hình chiếu tán, đào rãnh rộng 20-30 cm, sâu 10-15 cm, trộn phân với đất, lấp kín, vỗ chặt tưới nước. Cứ cách 2-3 tháng bón 1 lần (4-6 lần/năm). Liều lượng các loại phân được giới thiệu sau đây (bảng 5).


c) Bón phân cho giai đoạn kinh doanh (KD)
Ở vùng ĐBSCL bón phân cho thời kỳ kinh doanh thường căn cứ vào năng suất thu hoạch của vụ quả trưóc (bảng 6).

Bảng 1. Tổng lượng và các loại phân bón cho cây trong các năm KTCB

Cây

năm thứ

Phân hữu cơ

Đạm

Lân

Kali

Vôi

kg/cây

Tấn/ha

Urê
g/cây

Urê
kg/ha

N
kg/ha

Supe P (*)
g/cây

Supe P (*)
kg/ha

P2O5
kg/ha

KCl
g/cây

KCl
kg/ha

K2O kg/cây

kg/
cây

Kg/ha

1

2

3

0

25

0

0

10-15

0

0,15

0,30

0,45

60-90

120-180

190-270

30-40

55-80

85-120

0,5

0,5

0,8

200-300
200-300
330-480

30-50

30-50

50-75

0,5

0,5

0,8

200-300
200-300
330-480

120-180

120-180

200-300

0

2

0

0

800-1200
0

(*): Có thể dùng phân lân nung chảy (FMP)

 

Bảng 2. Tháng bón và tỉ lệ% bón các loại phân (% so với tổng số)

Các loại phân

Tháng 2

Tháng 5

Tháng 8

Tháng 11

Phân hữu cơ
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Vôi

100
40
0
40
0

0
20
0
20
0

0
20
0
20
0

0
20
100
20
100

 


Bảng 3. Tổng lượng phân bón hàng năm cho cây ở thời kỳ kinh doanh

 

Cây

năm thứ

Phân hữu cơ

Đạm

Lân

Kali

Vôi

kg/cây

Tấn/ha

Urê
g/cây

Urê
kg/ha

N
kg/ha

Supe P (*)
g/cây

Supe P (*)
kg/ha

P2O5
kg/ha

KCl
g/
cây

KCl
kg/ha

K2O kg/cây

kg/
cây

Kg/ha

4
5
6
7
8
9

30
0
50
0
50
0

12-18
0
20-30
0
20-30
0

0,12
0,18
0,20
0,20
0,20
0,25

50-75
75-100
85-120
85-120
85-120
100-150

25-25
35-45
40-55
40-55
40-55
45-70

1
12
12
15
17
17

400-600
500-700
500-700
600-900
700-1000
700-1000

65-95
80-110
80-110
95-145
110-160
110-160

0,8
0,9
1,0
1,2
1,5
1,5

350-480
375-540
400-600
500-720
625-900
625-900

200-290
225-325
240-360
300-430
375-540
375-540

2000
0
200
0
200

800-1200
0
800-1200
0
800-1200
0

(*): Có thể dùng phân lân nung chảy (FMP)


Bảng 4. Tháng bón và tỉ lệ% bón các loại phân bón

Các loại phân

Tháng 2

Tháng 5

Tháng 7

Tháng 11

%

Phân hữu cơ
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Vôi

0
40
0
40
0

0
30
0
30
0

0
30
0
30
0

100
0
100
0
100

 

Bảng 5. Liều lượng phân bón cho cây ở giai đoạn KTCB (*)

 

Tuổi

cây

Đạm

Lân

Kali

Urê
g/cây

Urê
kg/ha

N
kg/ha

Supe P (**)
g/cây

Supe P (**)
kg/ha

P2O5
kg/ha

KCl
g/cây

KCl
kg/ha

K2O
kg/cây

1
2
3

150
250
400

35-50
60-80
95-160

16-23
27-36
43-72

180
360
540

45-60
90-120
120-180

7-10
14-20
20-30

50
100
200

12-16
24-32
48-64

7-10
14-20
20-30

(*) Tùy theo điều kiện đất, cây trồng, liều lượng phân bón trên có thể giảm hoặc tăng khoảng 30%. Mật độ 240-330 kg/ha
(**) Có thể dùng phân lân nung chảy (FMP)

 

Bảng 6. Liều lượng phân bón cho cả năm ở thời kỳ kinh doanh

NS thu vụ trước

kg quả/cây/năm

Đạm

Lân

Kali

Urê
g/cây

Urê
kg/ha

N
kg/ha

Supe P (*)
g/cây

Supe P (*)
kg/ha

P2O5
kg/ha

KCl
g/cây

KCl
kg/ha

K2O kg/cây

20
40
69
90
120
150

0,65
1,08
1,30
1,74
2,17
2,60

156-215
259-356
312-429
418-574
521-716
624-858

70-108
130-178
156-215
209-287
261-358
312-429

0,91
1,52
1,82
2,42
3,03
3,64

218-300
364-500
347-600
580-805
727-1000
874-1200

35-48
60-80
70-96
93-123
116-160
140-192

0,38
0,63
0,70
1,00
1,25
1,50

90-125
150-208
168-230
240-330
300-413
360-495

54-75
90-125
100-138
145-198
180-248
216-297

(**) Có thể dùng phân lân nung chảy (FMP)


Cách bón:
Các loại phân trên bón theo hình chiếu tán cây, cuốc rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-20 cm, phân trộn đều, bỏ vào rãnh, lấp đất, vỗ chặt, tưới nước đủ ẩm. Và trên chia ra 4 thời kỳ (bảng 7).


Bảng 7. Thời kỳ và tỉ lệ (%) bón các loại phân

Các loại phân

Trước ra hoa 4 tuần

Sau đậu quả và quả đã pt

1 tháng trước thu hoạch

Sau thu hoạch 1 tuần

Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Phân hữu cơ*

25
50
30
0

50
25
50
0

0
0
20
0

25
25
0
100

*: Phân hữu cơ hoai mục 10-20 kg/cây/năm


Ngoài các loại phân đa lượng bón vào gốc, có thể dùng các dung dịch dinh dưỡng chứa các nguyên tố trung, vi lượng, chất kích thích và điều hòa sinh trưởng, kể cả có chứa các nguyên tố đa lượng (N, P, K) để phun vào các thời kỳ trước ra hoa, quả non, v.v... theo sự hướng dẫn của các hãng sản xuất (Nguồn: Sổ tay phân bón- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa).

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam