Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Nguồn gốc cây nhãn

Đặc điểm sinh lý cây nhãn

Yêu cầu đất trồng

Thời vụ trồng nhãn

Bón phân cho nhãn

 

Nguồn gốc cây nhãn


Cây nhãn thuộc họ Bồ Hòn, được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Nhãn là loại quả có nhiều chất bổ: hàm lượng đường tổng số chiếm 10-20%, axit 0,09-0,1%, vitamin C có từ 43-163 mg/100g cùi. Ngoài ra còn có B1, B2 và các chất khoáng Ca, P, Fe, v.v...
Ở nước ta trồng rất nhiều giống nhãn:
• Nhãn Thóc: Quả nhỏ, năng suất thấp. Nay trồng lấy quả không nhiều, thường trồng làm gốc ghép.
• Nhãn Nước: Cùi mỏng, hạt to, trọng lượng khoảng 8-10 g/quả, trung bình chỉ có 6 g/quả, ít trồng để ăn mà thường làm long nhãn khô, phục vụ cho đông dược hoặc trồng làm gốc ghép.
• Nhãn Cùi: Cùi dày, quả trung bình, 10-12 g/quả. Hiện thường trồng ở Hưng Yên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Dùng sấy khô, xuất khẩu.
• Nhãn Đường phèn: Cùi dày, quả trung bình 7-12 g/quả. Chín muộn hơn nhãn cùi 10-15 ngày.
• Nhãn Lồng: Cùi dày, ráo, hạt nhỏ, quả to, 12-15 g/quả, ngọt đậm và thơm. Dùng sấy khô xuất khẩu.
• Nhãn Xuồng cơm vàng: Cùi dày, ráo, dai, dòn, quả to 16-25 g/quả. Vị ngọt, thơm, dùng ăn tươi là chính. Năng suất cao, cây 15-20 năm tuổi đạt 100-140 kg/cây.
• Nhãn Supe: Cùi dày, ráo, dòn, quả to trung bình 10-14 g/quả. Vị ngọt, ít thơm. Năng suất trung bình. Cây 4 năm tuổi đạt 30 kg/cây/năm.
• Nhãn Tiêu Da bò: Cùi dày, rao, dai, vị ngọt vừa phải, ít thơm. Quả to trung bình 8-12 g/quả. Năng suất cao, cây 8-10 năm tuổi đạt 120 kg/cây/năm.


 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Đặc điểm sinh lý cây nhãn


Nhãn có khả năng chịu lạnh và chịu úng. Nhiệt độ thích hợp cho nhãn phát triển tốt cành lá là 27-300C và ra hoa là 25-270C.
Trong năm nhãn có thể ra 4 đợt lộc, nhưng có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất là đợt lộc xuân, lộc hè và lộc thu. Các cành hè và cành thu có độ ổn định và tích lũy đầy đủ dinh dưỡng thì có thể phân hóa hoa vào cuối năm để ra hoa vào năm sau. Vì vậy chăm bón cành hè và cành thu kịp thời là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa cách năm mang quả của nhãn.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Yêu cầu đất trồng


Nhãn phát triển tốt trên đất tơi xốp, thoát nước tốt, đất có độ pHKCl từ 5-6,5. Nhãn có thể trồng trên các loại đất phù sa và đất đỏ feralit. Ở đất có mạch nước ngầm nông thì phải lên líp, đắp ụ để trồng.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Thời vụ trồng nhãn


• Ở các tỉnh vùng ĐBSCL trồng vào vụ xuân, tháng 3 đầu tháng 4.
• Ở các tỉnh miền núi phía Bắc trồng vào đầu vụ mưa tháng 4, 5.
• Ở các tỉnh Bắc Trung bộ trồng vào đầu hoặc cuối vụ mưa, tháng 5, 8.
• Ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ trồng vào đầu vụ mưa, tháng 9.
• Ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL thường trồng vào khi mưa đã ổn định từ tháng 6, tháng 7.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Bón phân cho nhãn


Sau khi xuất vườn, nhãn trồng được chia ra 3 giai đoạn:
• Đào hố hoặc đắp mô, bón phân, đặt bầu.
• Giai đoạn chưa có quả (kiến thiết cơ bản).
• Giai đoạn có quả (Kinh doanh hoặc khai thác).
Vì vậy bón phân cũng theo 3 giai đoạn trên.


a) Đào hố, bón phân
Kích thước và mật độ tùy theo từng vùng:
+ Ở vùng đồng bằng có mạch nước ngầm thấp, kích thước hố thường 70 x 70 x 50 cm và có khoảng cách 5 x 8 m, tương ứng mật độ là 250 cây/ha. Cũng có nơi trồng dày hơn (350 cây/ha), cũng có nơi trồng thưa hơn (160 cây).
+ Ở vùng đồng bằng mạch nước ngầm nông như ĐBSCL cần lên líp và làm mô. Mô trồng đường kính khoảng 70 cm, cao 50 cm, khoảng cách giữa các mô là 4-6 m tùy theo từng vùng, trung bình là 5 m, tương ứng với mật độ 400 cây/ha.
+ Ở vùng đồi núi thường đào hố rộng và sâu hơn, thường là 70 x 70 x 80 cm, khoảng cách 4-8 m, tùy theo địa hình, độ dốc, bình quân là 6 m, tương ứng với mật độ là 300 cây/ha.
Bón phân: Các loại phân bón vào hố đều được trộn đều với đất mặt.
+ Phân hữu cơ: Dùng phân hoai mục để bón. Ở vùng đồng bằng Bắc bộ (ĐBBB) thường bón 30-50 kg/hố, tương ứng với 7,5-12,5 tấn/ha, trung bình là 10 tấn. Ở vùng ĐBSCL thường bón 15-20 kg/hố, tương ứng 6-8 tấn/ha, bình quân 7 tấn. Ở vùng đồi núi thường bón 20-40 kg/hố, tương ứng với 6-8 tấn/ha, bình quân là 7 tấn.
+ Phân đạm: ở các vùng thường không bón, riêng vùng ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ dùng phân hỗn hợp NPK với lượng đạm tương ứng 16-32 g/hố, tính ra urê khoảng 35-70 g tương ứng với 15-30 kg urê/ha (7-14 kg N/ha). Ở các vùng khác cũng nên áp dụng.
+ Phân lân: ở các vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc thường dùng supe lân hoặc lân nung chảy với liều lượng 0,7-1 kg/hố, tương ứng 200-300 kg/ha supe lân hay lân nung chảy (32-50 kg P2O5/ha). Ở các vùng ĐBSCL, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên thường dùng phân hỗn hợp NPK để bón với lượng lân tương ứng là 16-32 g P2O5/hố, tương ứng 7-14 kg P2O5/ha ở vùng ĐBSCL hoặc 5-10 kg P2O5/ha ở các vùng khác.
+ Phân kali: Ở vùng ĐBBB, Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc thường dùng phân kali clorua với liều lượng 0,2-0,3 kg/hố, tương ứng 50-70 kg KCl/ha (30-45 kg K2O/ha). Nhưng ở các vùng ĐBSCL, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên dùng phân hỗn hợp NPK với liều lượng 8-16 g K2O/hố, tương ứng 3,5-7 kg K2O/ha ở vùng ĐBSCL, hoặc 2,5-5,0 kg K2O/ha ở các vùng khác.
+ Vôi: Ở những vùng đất chua pHKCl < 5 cần dùng vôi. Lượng vôi 0,5-1 kg/hố, khoảng 200 kg/ha.


b) Bón phân giai đoạn chưa có quả (dưới 3 năm tuổi)
Nhãn sau khi trồng được khoảng 1 tháng tiến hành bón thúc lần thứ nhất. Và cứ thế, sau 1 đợt ra lộc thuần thục thì lại tiếp tục bón phân. Liều lượng phân vô cơ giới thiệu trong bảng 11 chia ra làm 4-5 lần/năm. Phân được hòa vào nước để tưới, tưới cách gốc 20-30 cm. Còn phân hữu cơ bón vào đợt cuối năm. Ở các tỉnh vùng ĐBBB và Trung du miền Bắc, Bắc Trung bộ thường bón 30-50 kg/cây, khoảng 8-10 tấn/ha. Ở các tỉnh ĐBSCL thường bón 10 kg/cây, khoảng 4-5 tấn/ha.


c) Bón phân cho giai đoạn có quả (từ năm thứ tư trở đi)

Định lượng phân bón cho cây ở những năm thứ 4 về sau có mấy căn cứ:
- Năng suất quả năm trước.
- Tuổi cây.
- Hiện trạng sinh trưởng cây.
- Vùng sinh thái.
Tổng lượng phân vô cơ hàng năm cho nhãn ở thời kỳ khai thác được giới thiệu ở bảng 12.
Thời kỳ bón và tỉ lệ bón trong năm (bảng13-14).
Các loại phân trên trộn đều với đất, bón theo hình chiếu tán bằng hình vành khăn hay đào hốc.
Ngoài việc bón phân qua rễ, cây nhãn cũng cần được bón phân qua lá vào các thời kỳ trước khi ra hoa và khi đã đậu quả, đường kính quả khoảng 1 cm với các dung dịch dinh dưỡng có chứa đa, trung, vi lượng.


Bảng 11. Liều lượng phân bón vô cơ trong năm cho nhãn ở thời kỳ KTCB (*)

Cây năm

thứ

Đạm

Lân

Kali clorua

 

Urê
kg/cây

Urê
kg/ha

N
kg/ha

Supe P
kg/cây

Supe P
kg/ha

P2O5
kg/ha

KCl
kg/cây

KCL
kg/ha

K2O
kg/ha

1
2
3

0,15
0,30
0,50

37-60
75-120
100-200

17-27
34-54
45-90

0,80
1,00
1,20

200-320
250-400
300-480

32-50
40-64
48-77

0,20
0,20
0,35

50-80
50-80
87-140

30-48
30-48
52-84

* Tùy theo đất, cây, vùng sinh thái, số lượng có thể tăng hoặc giảm từ 30-50%.

Bảng 12. Liều lượng phân bón vô cơ trong năm cho nhãn ở thời kỳ có quả (*)

Cây năm

thứ

Đạm

Lân

Kali clorua

Urê
kg/cây

Urê
kg/ha

N
kg/ha

Supe P
kg/cây

Supe P
kg/ha

P2O5
kg/ha

KCl
kg/cây

KCL
kg/ha

K2O
kg/ha

4-6
7-10
>10

0,4
0,8
1,2

100-160
200-320
300-480

45-72
90-144
135-216

0,6
1,2
1,5

150-240
300-480
450-720

24-38
48-76
72-84

0,5
1,0
1,5

125-200
250-400
375-600

75-120
150-240
225-360

* Tùy theo đất, cây trồng, vùng sinh thái... số lượng phân bón vô cơ thể tăng hoặc giảm từ 30-50%. Số lượng phân hữu cơ tùy vùng, bón từ 20-50 kg/cây vào cuối năm.

Bảng 13. Thời kỳ và tỉ lệ bón phân trong năm ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ
(% tổng số)

 

Các loại phân

Thúc hoa nuôi lộc xuân (cuối tháng 2)

Nuôi hoa tăng đậu quả (cuối 3 đầu 4)

Nuôi quả (cuối 6 đầu 7)

Hồi phục sức khỏe cây (cuối 8 đầu 9)

Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Phân hữu cơ*

30
20
30
0

20
0
0
0

20
0
40
0

30
80
30
100

* Phân hữu cơ hoai mục 30-50 kg/cây/năm

Bảng 14. Thời kỳ và tỉ lệ bón phân trong năm ở các tỉnh phía Nam (% tổng số)

 

Các loại phân

Trước ra hoa 4-5 tuần

Đường kính quả (cm)

Trước thu hoạch 1 tháng

Sau thu hoạch 1 tuần

Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Phân hữu cơ*

0
40
25
0

40
0
25
0

0
0
25
0

60
60
25
100

* Phân hữu cơ hoai mục 10-20 kg/cây/năm
(Nguồn: Sổ tay phân bón – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)


Một số cách bón phân khác:


Công ty nông dược Hai có khuyến cáo cách bón phân:
Nguyên tắc chung của bón phân cho cây nhãn là bón nhiều đạm và kali, lân thấp hơn và bón đủ trung, vi lượng. Tùy loại đất và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây nhãn có thể bón lượng phân khác nhau.


Bón phân cho nhãn thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Bón lót trước khi trồng: 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai + 1 kg supe lân.
- Bón thúc: Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:
+ Năm thứ nhất: 150 g NPK 30-9-9-TE + 200 g supe lân +100 g KCl.
+ Năm thứ hai: 200 g NPK 30-9-9-TE + 300 g supe lân + 150 g KCl.
+ Năm thứ ba: 300 g NPK 30-9-9-TE + 400g supe lân + 200 g KCl.
Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần.
Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.


Bón phân cho nhãn thời kỳ kinh doanh: Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây.
Tổng lượng phân bón hàng năm (từ năm thứ 4 – 6): 900 g urê + 1.000g supe lân + 700 g KCl + 60 g HAI-Chyoda.


Thời kỳ bón và lượng bón:

+ Bón phân lần 1 (Sau khi thu hoạch 1 tháng): 300 g urê + 800 g supe lân + 100 g KCl + 20 g HAI-Chyoda + 20 - 30 kg phân hữu cơ hoai mục. Đợt bón này giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch và chuẩn bị đợt lộc thu.
+ Bón phân lần 2 (trước khi ra hoa): 200 g urê + 200 g supe lân+200 g KCl+20 g HAI-Chyoda. Đợt bón này nhằm thúc cây ra hoa và nuôi lộc xuân.
+ Bón phân lần 3 (Sau khi ra hoa, chuẩn bị đậu quả): 200 g urê + 200 g KCl + 20 g HAI-Chyoda. Đợt bón này nhằm giúp cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả.
+ Bón phân lần 4 (Giai đoạn quả đang lớn): 200 g urê+200 g KCl. Đợt bón này giúp quả mau lớn và chất lượng quả ngon.
- Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50 cm trộn đều các loại phân và rải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.


(Nguồn: http://www.congtyhai.com/ky-thuat-bon-phan-cho-cay-nhan)

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam