Nhu cầu về điều kiện đất đai, khí hậu
Nguồn gốc cây xoài
Cây xoài thuộc họ đào lộn hột, là cây ăn trái nhiệt đới, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Xoài là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Đường tổng số đạt 11-12%, độ axit đạt 0,2% và chứa nhiều vitamin C, B, A. Ngoài ra còn có nhiều chất khoáng như Ca, P, K.
Cây xoài được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Ở miền Trung có Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, ở miền Bắc có Yên Châu tỉnh Sơn La.
- Xoài Cát Hòa Lộc: Xuất xứ tại Hòa Lộc-Cái Bè -Tiền Giang, giống có giá trị thương phẩm cao do trái ăn ngon, dạng trái đẹp, trọng lượng trung bình trái từ 450-500 gr. Nếu được chăm sác tốt cây 20 năm tuổi có thể cho năng suất hơn 300 kg. Hiện nay, giống xoài Cát Hòa Lộc thường được nhân giống bằng ghép mắt, ghép cành và chỉ sau 3 năm cây sẽ cho trái bói.
- Xoài Cát Chu: đây là giống trồng phổ biến tại Đồng Tháp, chất lượng ngon, năng suất rất cao (cây trên 30 năm tuổi cho năng suất từ 800-1.200 kg/cây/năm), khối lượng trái trung bình 250-350 gr, cây có sức sinh trưởng mạnh, thường được nhân giống bằng ghép mắt hoặc ghép cành.
- Xoài Xiêm: Tuy không được biết đến nhiều, nhưng xoài Xiêm có chất lượng trái ngon gần tương đương với xoái Cát Hòa Lộc, cho năng suất cao do tỷ lệ đậu trái nhiều. Cây có tuổi thọ và sức sống lâu dài.
- Xoài Bưởi: Được trồng trước đây, cây giống từ hạt nên giá cây giống rẻ. Sau gần ba năm cây cho trái bói. Xoài Bưởi dễ ra hoa đậu trái, năng suất cao. Cây 7-8 năm tuổi có thể cho năng suất trung bình từ 70-80 kg, vỏ trái có mùi hôi, vỏ tương đối dầy nên dễ bảo quản và có thể vận chuyển đi xa. Tuy nhiên, do chất lượng kém nên ít được nhà vườn chú ý.
- Giống nhập nội: Hiện nay, một số giống xoài nhập nội đang được khảo nghiệm và trồng thử, một số giống tỏ ra thích nghi và có thể giới thiệu vào sản xuất như xoài Nam Dork Mai, Pan Cul Sị, Khiêu xa vơi, Sok-anan, v.v…
Các giống xoài trồng phổ biến tại miền Bắc:
- Xoài Yên Châu (Xoài Tròn): Được trồng phổ biến ở huyện Yên Châu, Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Xoài Vàng: Được trồng ở Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Ngoài ra, có một số giống GL.1, GL.2, GL.6 cũng đã được trồng ở một số vùng ở miền Bắc.
(Nguồn: TS. Bùi Xuân Khôi – Viện phó Viện Cây ăn quả miền Nam – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Xoài )
Nhu cầu về điều kiện đất đai, khí hậu
a. Đất đai
Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất: đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ feralit, v.v... Nhưng cần có tầng dày trên 1 m, tơi xốp, thoát nước, độ chua thích hợp pHKCl từ 5-7. Nếu đất cao cần làm bồn giữ ẩm, đất có mạch nước ngầm cao cần lên líp, đắp ụ (mô).
Vùng trồng xoài phải chọn nơi tránh ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc xoáy, gió mạnh trên cấp 4, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 12/4 là thời gian cây đang mang trái. Nơi chịu ảnh hưởng của gió thì phải bố trí cây chắn gió. Độ cao của vùng trồng xoài không được vượt quá 600 m so với mực nước biển.
b. Khí hậu
Xoài thích hợp với nhiệt độ từ 24-270C, lượng mưa thích hợp <1.500 mm, phân bố ít nhất có 4 tháng mùa khô trong năm, đất màu mỡ, độ pH từ 5,5-7. Tuy nhiên, xoài có thể chịu đựng và phát triển bình thường ở nhiều loại đất xấu hơn, như đất hơi phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng nếu được chăm sóc tốt.
Mật độ trồng
Xoài Bưởi có thể trồng (6 m x 6 m), các giống xoài khác (7 m x 7 m) hoặc (8 m x 8 m) trường hợp thâm canh cao có thể trồng dầy hơn với khoảng cách (7 m x 5 m) hoặc (6 m x 5 m).
Có thể trồng xen các cây trồng phụ khác để tận dụng đất trồng, tăng thu nhập ở những năm đầu. Cây trồng xen tùy vào từng địa phương, lưu ý tránh những cây tiêu hao nhiều dinh dưỡng như gừng, bắp, khoai mì, mía...
(Nguồn: TS. Bùi Xuân Khôi – Viện phó Viện Cây ăn quả miền Nam – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Xoài - http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=178&caytrongkythuat=c%C3%A2y%20xo%C3%A0i )
Thời vụ trồng
• Ở các tỉnh miền Bắc có 2 vụ chính: vụ xuân từ tháng 2, 3 và đầu tháng 4. Vụ thu từ tháng 8, 9.
• Ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ trồng tháng 9.
• Ở vùng ĐBSCL trồng tháng 6.
Bón phân cho cây xoài
Không tính bón phân cho thời kỳ xoài nằm ở vườn ươm, từ lúc xuất vườn, việc bón phân, chăm sóc xoài được chia ra 3 giai đoạn:
• Đào hố, bón phân, đặt bầu.
• Thời kỳ tạo tán (KTCB).
• Thời kỳ kinh doanh (mang quả).
a) Đào hố, bón phân: Tùy từng vùng có cách đào hố khác nhau.
• Đào hố ở vùng đất bằng, có mạch nước ngầm thấp (trên 100 cm) đào kích thước 80 x80 x80 cm.
• Đào hố ở vùng đất thấp, có mạch nước ngầm nông (trên 50 cm) cần lên líp, đắp ụ (mô) cao khoảng 30-40 cm, đường kính chân 1000-1200 cm. Khi trồng đào hố giữa ụ có đường kính 60 và sâu 60 cm.
• Đào hố ở vùng đồi cao, mạch nước ngầm sâu, người ta thường làm bồn rộng 2 m, sâu 30 cm và giữa bồn có một mô đất như ở cách 2, sau đó cho các xác hữu cơ chất đầy xung quanh chân mô. Khi trồng đào hố chính giữa như cách 2.
Mật độ trồng tùy giống xoài. Có thể 6 x 6 m, 6 x 4 m hoặc 5 x 4 m, có mật độ tương đương 300-400 cây/ha.
Liều lượng phân bón cũng tùy vùng:
• Ở miền Bắc mỗi hố bón 50 kg phân hữu cơ hoai mục, tương ứng 15-30 tấn/ha và trộn vào phân hữu cơ khoảng 1,5 kg lân nung chảy hay supe lân, tương ứng 450-600 kg/ha (70-100 P2O5). Tất cả trộn đều với đất mặt, bỏ vào hố, lấp đất.
• Ở miền Nam mỗi hố thường bón 10-20 kg phân hữu cơ hoai mục, bình quân 15 kg, tương ứng 4,5-6,0 tấn/ha và trộn với khoảng 200 g NPK-16.16.8 tương ứng 60-80 kg/ha và bón thêm 10-20 g regent/gốc để diệt khuẩn. Tất cả trộn với đất mặt rồi mới lấp đầy hố.
• Ở những vùng đất chua mỗi hố còn bón thêm 0,5 kg vôi bột/hố, tương ứng 150-200 kg/ha để khử chua.
Các loại phân bón cho vào hố được ủ ít nhất 1 tháng mới được đặt bầu trồng.
b) Bón phân cho giai đoạn cây xoài chưa mang quả (trước 3 năm tuổi)
Tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác ở mỗi vùng có cách sử dụng phân khác nhau:
Ở miền Bắc mỗi năm thường bón 2 đợt:
• Đợt 1: Tháng 3-4 với liều lượng 0,5-0,6 kg/cây loại phân hỗn hợp NPK 14:14:14, tương ứng 150-200 kg/ha. Bón theo hình chiếu tán cây, theo hình vành khăn, sâu 10-15 cm. Bón xong lấp đất, tưới nước và phủ rác hoặc rơm rạ.
• Đợt 2: Tháng 8 với liều lượng khoảng 50 kg phân hữu cơ hoai mục cho 1 gốc, tương ứng 15-20 tấn/ha, trộn với khoảng 0,5-0,8 kg NPK 14:14:14, trung bình là 0,6 kg, tương ứng 180-240 kg/ha. Bón theo hình chiếu tán, đào rãnh sâu 10-15 cm, bỏ phân, lấp đất, tưới nước đủ ẩm, nếu không có mưa.
Ở các tỉnh miền Nam thường bón đến 5-6 đợt/năm. Năm thứ nhất thường khuyến cáo hòa vào nước để tưới, từ năm thứ hai thì bón theo hình chiếu tán, đào rãnh xung quanh. Liều lượng phân bón giới thiệu ở bảng 24.
Bảng 24. Liều lượng phân bón cho xoài trong năm ở thời kỳ KTCB (*)
Tuổi Cây |
Đạm |
Lân |
Kali |
||||||
Urê |
Urê |
N |
Supe P (*) |
Supe P (*) |
P2O5 |
KCl |
KCl |
K2O |
|
1 |
0,15 |
45-60 |
20-27 |
0,30 |
90-120 |
14-19 |
0,1 |
30-40 |
18-24 |
* Phân hữu cơ bón khoảng 30 kg/gốc, tương ứng 10-12 tấn/ha. Phân lân có thể dùng lân nung chảy
Bảng 25. Liều lượng bón các loại phân bón cho xoài theo tuổi (*)
Tuổi Cây |
Đạm |
Lân |
Kali |
||||||
Urê |
Urê |
N |
Supe P (*) |
Supe P (*) |
P2O5 |
KCl |
KCl |
K2O |
|
4-5 |
0,6 |
180-240 |
82-109 |
1,0 |
300-400 |
48-64 |
0,5 |
150-200 |
90-120 |
* Phân hữu cơ từ 30-50 kg/cây, bình quân 40 kg/cây. Phân lân có thể dùng lân nung chảy
c) Bón phân cho giai đoạn kinh doanh (mang quả)
Số đợt bón và tháng bón trong năm ở các tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Nam, do điều kiện khí hậu và đất đai, có sự khác nhau. ở miền Bắc thường bón 3 đợt, ở miền Nam 4 đợt. Nhưng có một thống nhất chung là đợt bón sau thu hoạch cần bón đậm: toàn bộ phân hữu cơ, 50-60% đạm và lân, 40-50% kali. Liều lượng, thời kỳ và tỉ lệ bón phân vô cơ trong năm (xem bảng 25 và bảng 26).
Ngoài phân bón rễ (bón rễ), xoài cần dùng phân bón lá phun vào các thời kỳ: sau thu hoạch (mới nhú mầm non); khi ra đài khoảng 10cm; sau kết trái 1-2 tháng. Liều lượng, phương pháp phun theo sự hướng dẫn của các hãng sản xuất.
Bảng 26. Thời kỳ, tháng và tỉ lệ bón các loại phân trong năm
ở 2 miền Bắc và Nam (*)
Thời kỳ bón |
Tháng bón |
Phân đạm |
Phân lân |
Phân kali |
||||
Bắc |
Nam |
Bắc |
Nam |
Bắc |
Nam |
Bắc |
Nam |
|
Sau thu hoạch |
8-9 |
9 |
50 |
60 |
50 |
60 |
80 |
40 |
(Nguồn: Sổ tay phân bón – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)
Một số cách bón phân khác
Bón phân: Công thức bón phân cho cây xoài thay đổi tùy theo điều kiện đất, tuổi cây, sản lượng thu hoạch vụ trước và giai đoạn phát triển của cây. Cần cung cấp đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.
Đối với phân hữu cơ sinh học HUMIX (xin xem hướng dẫn của nhà sản xuất): Có đầy đủ và các sản phẩm nhưL Phân bón vi sinh HUMIX dùng cho bón lót (1 kg/mô đất trồng), phân hữu cơ sinh học HUMIX (Chuyên dùng cho nhóm cây ăn trái, chuyên dùng cho cây có múi...) dùng bón thúc cho cây xoài ở thời kỳ kinh doanh, định mức thay đổi tùy theo tuổi cây.
Tưới đẫm cho cây sau mỗi lần bón phân. Ngoài phân bón cũng cần bón thêm vôi cho đất nhất là những nơi đất có pH thấp, lượng vôi từ 5-8 tạ/ha/năm. Bón vôi vào cuối mùa nắng, rải vôi đều trên mặt đất sau đó cày đất bên ngoài tán cây sâu 20-25 cm cho vôi phân tán đều vào tầng mặt. Xới nhẹ sâu đến 5-7 cm bên trong tán cây.
Các nguyên tố vi lượng như: Kẽm, bo, mangan, molipđen, đồng phải được cung cấp hàng năm cho cây dưới dạng phun qua lá 4 lần/năm:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch, khi đợt chồi mới phát sinh và thành thục, lá đã chuyển sang xanh đậm.
- Lần 2: Khi cây đã ra hoa đều, phát hoa dài 10 cm.
- Lần 3 và 4: 1 và 2 tháng sau khi đậu trái.
Nồng độ dung dịch phun không quá 0,5%.
(Nguồn: TS. Bùi Xuân Khôi – Viện phó Viện Cây ăn quả miền Nam – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Xoài - http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=178&caytrongkythuat=c%C3%A2y%20xo%C3%A0i )