Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Nguồn gốc cây chuối

Đặc điểm sinh lý cây chuối

Nhu cầu về điều kiện đất đai, khí hậu

Thời vụ, mật độ trồng

Bón phân

 

Nguồn gốc cây chuối


Cây chuối tên khoa học: Musa sapientum thuộc họ Chuối Musaceae, chi Musa; nguồn gốc ở Đông Nam á và Úc. Cây chuối là cây thân thảo, cây bụi, cây cảnh trái. Cây thường được trồng ngoài trời hay trồng trong bóng râm. Chuối là một loại quả quý, phổ biến ở nước ta. Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng: đường, vitamin A, B, C, nhiều chất dinh dưỡng khoáng Ca, P, v.v...
Ở nước ta có 3 giống chuối phổ biến nhất:
• Chuối Tiêu: Quả chuối tiêu to, dài, có vị thơm, ngọt. Năng suất cao. Chuối tiêu sinh trưởng khỏe, có thể trồng nhiều nơi, miễn là đủ nước. Ưa vụ đông lạnh, hanh.
• Chuối Tây: Chuối Tây quả to, mập, thơm, ngọt đậm. Năng suất cao. Chuối Tây chịu nóng và cũng chịu lạnh, có thể trồng được nhiều vùng đất miễn là đáp ứng nhu cầu nước.
• Chuối Ngự: Quả chuối Ngự nhỏ, ngắn nhưng có mùi thơm đặc biệt. Năng suất thấp.


 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Đặc điểm sinh lý cây chuối


Chuối là cây thân thảo lớn, nhiều bẹ, cao trung bình 2-4 m, tròn, bóng, càng lên cao thân càng nỏ. Lá chuối to, dài, gân lá đối xứng qua sống lá. Lá chuối non có màu xanh lá mạ, mỏng và mềm; lá già màu xanh đậm, gân nổi rõ; lá khô có màu nâu.
Hoa chuối: nở ra từ bắp chuối màu đỏ; gần như là hoa lưỡng tính, màu trắng ngà, nhỏ dài.
Cây chuối cho quả thành từng nải, các nải xếp thành từng tầng tạo thành buồng chuối.
Quả chuối non màu xanh, khi chín màu vàng. Mỗi nải có khoảng 12-16 trái.
Chuối ưa nước, cần nhiều ánh sáng, nhất là trong thời kỳ ra hoa, phát triển quả. Chuối không yêu cầu khắt khe về độ chiếu sáng. Chuối cần nhiều chất dinh dưỡng, ngoài đạm chuối rất cần kali.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Nhu cầu về điều kiện Đất đai, Khí hậu


a. Đất đai
Chuối phát triển trên nhiều loại đất, nhất là ở các loại đất phù sa, dốc tụ. Đất trồng chuối cần phải có lớp đất mặt dày ít nhất là 0,7m để bộ rễ phát triển tốt nhất. Độ pH của đất có tiêu chuẩn đạt trong khoảng từ 5-7. Nhưng để có năng suất cao, chất lượng tốt, chuối cần trồng ở những loại đất có tầng dầy, đủ dinh dưỡng và đảm bảo đủ nước.


b. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đưới gió mùa phù hợp với sự phát triển của cây chuối. Nhiệt độ lý tưởng để trồng cây nằm trong khoảng từ 200C-300C. Lượng mưa hàng tháng cần phân bố đều và khoảng 200-220 mm/ tháng vì thế nếu tháng nào mưa ít cần tưới bổ sung luôn cho cây trồng.

(Nguồn: Trung tâm chuyển giao gống cây ăn quả chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam http://giongcayanqua.edu.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-chuoi-sau-benh-va-cach-phong-tru.html#3-yu-cau-ve-dinh-duong)

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Thời vụ, mật độ trồng


a. Thời vụ trồng

• Ở các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung bộ chuối thường trồng 2 vụ: thu và xuân, nhưng vụ thu là chính.
• Ở các tỉnh miền Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL thường trồng đầu hoặc sau vụ mưa.


b. Mật độ trồng
Khoảng cách giữa các cây trồng thích hợp là 2 m x 2 m, khoảng cách giữa các hàng khoảng 2 m – 2,5 m.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Bón phân


Sau khi cày bừa, diệt cỏ dại, tiến hành thiết kế vườn chuối: cách trồng (hàng đơn hay kép), kích thước hố trồng và mật độ. Mật độ chuối thường 2000 cây/ha.
Tổng lượng phân bón cho năm đầu và những năm tiếp theo sau khi thu hoạch buồng cây mẹ:
• Phân hữu cơ: 15 kg cho 1 hố hay 1 bụi, tương ứng 30 tấn/ha.
1. Phân đạm: 0,2 kg urê cho 1 hố hay 1 bụi, tương ứng 400 kg urê/ha (180 kg N).
• Phân lân: 0,4 kg supe lân hay lân nung chảy cho 1 hố, tương ứng 800 kg/ha (128 kg P2O5).
• Phân kali: 0,2 kg kali clorua cho 1 hố, tương ứng 400 kg/ha (240 kg K2O).
Các loại phân trên có thể tăng hoặc giảm 30-50% tùy điều kiện từng vùng và có thể dùng phân phức, hỗn hợp NPK thay thế. Ở đất chua bón thêm 0,2 kg vôi/hố hoặc bụi.
Thời kỳ bón và tỉ lệ bón: Chuối cần được bón lót đầy đủ để phát triển tốt ngày từ đầu. Trong năm có 4 đợt bón nhưng quan trọng nhất là trước lúc phân hóa hoa. Thời kỳ bón và tỉ lệ bón xem bảng dưới đây.


Bảng: Thời kỳ và tỉ lệ bón các loại phân cho chuối

Thời kỳ

bón

Loại phân và tỉ lệ bón (%)

PC

 Đạm

Lân

Kali

Vôi

Đào hố hay sau thu hoạch
2 tháng sau thu hoạch hay trồng mới
Trước phân hóa hoa
Nuôi quả

100
0

0
0

0
25

50
25

50
25

0
25

0
25

50
25

100
0

0
0

(Nguồn: Sổ tay phân bón – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa).


Một số cách bón phân khác:
Đối với cây chuối tây:

- Bón lót mỗi hốc 3-3,5 kg phân chuồng hoai mục + 500 g phân lân + 1 kg vôi bột + 10g Basudin 50EC, trộn đều lấp đất và trồng cây lên tránh cho rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân. Khi trồng lưu ý phủ đất kín gốc với độ sâu lấp đất sao cho sau khi trồng cách mặt đất 10 cm. Sau khi trồng xong cây phải tưới đủ ẩm.
- Sau 10 – 15 ngày cây bén rễ ra lá mới thì cần bón thúc lần 1: hòa tan 10 g urê = 50 g lân + 10 g kali với 20 lít nước sau đó tưới vào gốc 1 – 2 gáo/gốc.
- Bón lần 2 sau khi trồng 30-45 ngày, phân cũng được hòa tan trong nước, lượng phân có thể tăng lên không đáng kể tùy thuộc vào sự phát triển của cây. Thời gian đầu mới trồng cây còn nhỏ, bộ rễ rất nhạy cảm nên cần chú trọng khâu chăm sóc, bón phân. Lượng phân thời kỳ đầu không nhiều nhưng phải thường xuyên có đủ dinh dưỡng cho cây. Định kỳ tháng tưới 2 lần cho đến khi cây cao khoảng 1 m trở lên thì ta có thể bón phân vào gốc, 2 hoặc 3 tháng bón thúc một lần. Lượng phân cũng tùy thuộc vào sự sinh trưởng của cây.
Mỗi lần bón ta có thể vun gốc tạo thành luống tránh hiện tượng trồi gốc cây gây đổ cây. Tuyệt đối không được bón phân chuồng tươi. Khi bón phân cũng tùy thuộc điều kiện thời tiết, nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì không nên bón để tránh gây tổn thương tới bộ rễ.


(Nguồn: http://giongcaychuoi.com/index.php/ky-thuat-cham-soc/64-ky-thuat-trong-va-cham-soc-chuoi-tay)


Đối với chuối tây Thái Lan:

- Bón lót: Bón lót 5 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg supe lân hoặc 0,2 – 0,3 kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Tiến hành bón phân trước khi trồng từ 15 - 30 ngày.
Bón phân tính cho 01 cây/ vụ
- Bón lót: 5 kg phân chuồng hoai mục + 0,1- 0,15 kg NPK.
- Bón thúc: 0,7 - 0,9 kg NPK /cây/vụ.
Lần1: Sau khi trồng (SKT) 1,5 tháng bón 0,1 - 0,2 kg NPK.
Lần 2: Khoảng 4,0 tháng SKT bón 0,15 - 0,25 kg NPK.
Lần 3: Khoảng 7,0 tháng SKT bón 0,15 - 0,25 kg NPK.
Lần 4: Khoảng 10 - 11 tháng SKT bón hết lượng NPK còn lại.


(Nguồn: http://vietyen.bacgiang.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/trien-vong-phat-trien-cay-chuoi-tay-thai-lan-giong-moi-tai-viet-yen.htm)

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam