Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Nguồn gốc cây vải

Đặc điểm sinh lý cây vải

Yêu cầu đất trồng

Thời vụ trồng

Bón phân

 

Nguồn gốc cây vải


Cây vải thuộc họ Bồ Hòn, được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, có nguồn gốc Nam Trung Quốc và hiện trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, cây vải thiều đã được trồng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cách đây hơn 200 năm. Hiện nay đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc với diện tích khoảng 50.000 ha, nhiều nhất là ở tỉnh Bắc Giang. Cùi vải có chứa 7-21% đường, 0,7% protein, 0,3% lipit, 0,7% chất khoáng (chủ yếu là canxi, magiê và phốt pho), chứa nhiều loại vitamin nhất là vitamin C (64 mg/100g).
Ở nước ta hiện trồng nhiều loại vải: vải ta, vải nhỡ, vải thiều và vải nhập nội. Nhưng trồng phổ biến là vải thiều và vải nhỡ.



 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Đặc điểm sinh lý cây vải


Vải yêu cầu ấm và ẩm vào mùa xuân-hè và khô hanh vào mùa thu-đông. Lượng mưa 1500-1600 mm, độ ẩm không khí trên dưới 85% vào mùa xuân-hè và 70% vào mùa thu-đông. Vải ưa ánh sáng.
Ở miền Bắc nước ta, vải ra lộc cành 3-4 đợt tùy thuộc vào tuổi cây và phương pháp chăm sóc như tưới nước, bón phân, v.v... Để có năng suất cao, 2 đợt lộc cành quan trọng nhất là đợt lộc cành xuân-hè (tháng 4-5) và lộc cành hè (tháng 7-9).
Vải ra hoa ở đầu cành và có thời kỳ phân hóa vào tháng 11 kéo dài đến tháng 2 năm sau ở trên các cành đã tích lũy đầy đủ sinh dưỡng và có điều kiện ngoại cảnh phù hợp.
Thời gian đậu quả đến thu hoạch kéo dài từ 2,5-3 tháng. Nhóm vải nhỡ thường chín vào cuối tháng 5, đầu tháng 6; nhóm vải thiều thường chín vào giữa tháng 6, đầu tháng 7. Năng suất có thể đạt từ 10-16 tấn/ha (từ 80-100 kg/cây/năm).

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Yêu cầu đất trồng


Vải không yêu cầu khắt khe về loại đất trồng. Nhưng đất phải tơi, xốp, thoát nước và đảm bảo đủ nước, dinh dưỡng. Nơi có mạch nước ngầm nông thì phải lên líp.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Thời vụ trồng


Vải cũng như nhiều loại cây ăn quả khác cần phải làm bầu. Ở miền Bắc thường đào hố, đặt bầu vào 2 thời vụ (vụ xuân tháng 3-4 và vụ thu tháng 8-9). Nhưng tốt nhất là vụ xuân. Trồng vào đầu hoặc cuối vụ mưa.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Bón phân


Không tính bón phân ở giai đoạn vườn ươm, vải trồng được chia làm 3 giai đoạn bón phân:
- Đào hố, bón phân, đặt bầu.
- Thời kỳ chưa có quả (KTCB).
- Thời kỳ kinh doanh.


a) Đào hố, bón phân
• Kích thước, mật độ: Thường thường đào hình vuông, mỗi cạnh từ 80-100 cm, sâu 60-80 cm. Đất xấu đào rộng và sâu. Khoảng cách hố lúc trồng 3 x 4 m hoặc 4 x 6 m tương ứng mật độ 832-416 cây/ha. Đến khi giao tán chặt tỉa để lại khoảng cách 4 x 6 hoặc 6 x 8 m, tương ứng với mật độ 416-208 cây/ha.
• Bón phân:
+ Phân hữu cơ: 30-50 kg phân hữu cơ hoai mục cho 1 hố, bình quân 40 kg, tương ứng với 16-33 tấn/ha.
+ Phân lân: Bón khoảng 0,7-1,0 kg supe lân/hố, bình quân 0,8 kg, tương ứng với 333-666 kg supe lân/ha.
+ Vôi: 0,5 kg vôi bột/hố, tương ứng với 208-416 kg/ha.
Tất cả trộn đều với đất mặt, bỏ vào hố trước khi trồng ít nhất 1 tháng.


b) Bón phân ở giai đoạn cây chưa mang quả (cây < 3 năm tuổi)
Sau khi trồng được 1 tháng, bón thúc lần đầu tiên. Tiếp đó bón thúc phát triển lộc cành xuân-hè vào cuối tháng 4 đầu tháng 5; bón thúc phát triển lộc cành thu vào tháng 8, tháng 9 và đợt cuối cùng bón đông, tăng cường sức chống chịu rét vào tháng 11. Năm đầu này thường hòa phân vào nước để tưới cách gốc 20-25cm. Sang năm thứ 2, thứ 3, bón thúc lộc cành xuân vào cuối tháng 1, đầu tháng 2, rồi đến thúc lộc cành xuân-hè, lộc thu, bón tăng sức chống chịu của vải vào thời điểm như năm thứ nhất. Nhưng thường đào rãnh vành khăn, hoặc đào 3-4 hốc theo hình chiếu tán, bỏ phân, lấp đất, tưới nước. Liều lượng phân bón hàng năm giới thiệu ở bảng 8.
Số lượng phân trong bảng 8 có thể tăng hoặc giảm từ 30-50%, tùy theo đất, cây và vùng sinh thái và phân hữu cơ bón vào năm thứ 2, vụ đông 30-50 kg/hốc, tương ứng 8-16 tấn/ha tùy mật độ cây và cũng năm này bón 0,5 kg vôi bột/ha, tương ứng 100-200 kg/ha.

c) Bón phân ở giai đoạn mang quả (từ 4 tuổi trở đi)
Những căn cứ để định lượng phân bón cho cây từ 4 năm trở đi:
- Năng suất quả năm trước.
- Hiện trạng sinh trưởng cây.
- Vùng sinh thái.
Tổng lượng phân bón hàng năm cho thời kỳ mang quả được giới thiệu ở bảng 9.



Bảng 8. Liều lượng phân vô cơ trong năm cho vải ở thời kỳ KTCB

Tuổi

vải

Đạm

Lân

Kali

Urê
kg/cây

Urê
kg/ha

N
kg/ha

Supe P (*)
kg/cây

Supe P (*)
kg/ha

P2O5
kg/ha

KCl
kg/cây

KCl
kg/ha

K2O
kg/ha

1
2
3

0,15
0,25
0,40

31-62
52-104
166-332

14-28
24-48
75-150

0,4
0,6
0,8

83-166
125-250
166-332

13-26
20-40
26-52

0,15
0,25
0,40

31-62
52-104
166-332

19-38
31-62
100-200

(*) Có thể sử dụng phân lân nung chảy (FMP)

 

Bảng 13. Liều lượng phân vô cơ bón tính theo tuổi cây ở thời kỳ mang quả

Tuổi

cây

Đạm

Lân

Kali

Urê
kg/cây

Urê
kg/ha

N
kg/ha

Supe P (*)
kg/cây

Supe P (*)
kg/ha

P2O5
kg/ha

KCl
kg/cây

KCl
kg/ha

K2O
kg/ha

4-5
6-7
8-9
10-11
12-13
14-15
>15

0,4
0,6
0,8
1,0
1,2
1,4
1,6

83-166
125-250
166-332
208-416
250-500
216-432
333-666

38-46
54-114
75-150
95-190
114-228
98-196
150-300

0,8
1,0
1,2
1,4
1,6
1,8
2,0

166-332
208-416
250-500
290-380
333-666
375-750
416-832

27-54
33-66
40-80
46-92
53-106
60-120
67-134

0,7
1,0
1,3
1,6
1,9
2,2
2,5

145-290
208-416
270-540
333-666
295-590
444-888
520-1040

87-174
125-250
162-334
199-398
177-354
266-532
312-624

(*) Có thể sử dụng phân lân nung chảy (FMP)



Số lượng phân vô cơ trong bảng 9 có thể tăng hoặc giảm từ 10-20% tùy theo điều kiện kiện cụ thể: đất, sinh trưởng cây, v.v...
Năm thứ tư bón một đợt phân hữu cơ và cứ cách 2 năm bón 1 lần, bón vào vụ thu với liều lượng 30-50 kg/cây, bình quân 40 kg, tương ứng 8-16 tấn/ha.
Toàn bộ các loại phân trộn đều với đất mặt bón vào rãnh theo hình vành khăn hay theo hố (3-4 hố) theo hình chiếu tán. Bón xong lấp kín, tưới nước đủ ẩm.
Thời kỳ bón và tỉ lệ bón các loại phân trong năm (bảng 14).
Ngoài các loại phân bón rễ, cần sử dụng phun lá các dung dịch dinh dưỡng chứa đa, trung, vi lượng, siêu vi lượng vào các thời kỳ trước ra hoa, quả to bằng 1 cm và nếu có điều kiện phun tiếp các đợt khác, cứ cách 15 ngày phun 1 lần.


Bảng 10. Thời kỳ bón và tỉ lệ (%) bón trong năm

 

Loại phân

Nuôi lộc cành xuân, thúc hoa (cuối tháng 1 đầu 2)

Nuôi quả, thúc lộc cành hè (tháng 5, 6)

Phục hồi sinh trưởng sau thu hoạch, thúc cành thu (tháng 7, 8)

Đạm
Lân
Kali

25
30
25

25
30
50

50
40
25

(Nguồn: Sổ tay phân bón – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam