Nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng
Yêu cầu về điều kiện khí hậu, đất đai
Hiện trạng trồng chè ở Việt Nam
Nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng
1. Nguồn gốc cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camelia sineusis, thuộc họ Theacae, khí hàn, vị khổ cam, không độc. Chè là loài cây có lịch sử thuộc vào hàng lâu đời nhất trên thế giới.
Cây chè có nguồn gốc từ vùng bắc Đông Nam Á cổ đại, trong khu vực mà nay là bang Assam của Ấn Độ, qua bắc Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam đến Vân Nam Trung Quốc. Vân Nam mãi đến đời Tống mới thuộc về Trung Quốc.
Cây chè nguyên thủy được xem là có từ 4-5 nghìn năm trước đây. Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở Phú Thọ. Ở Suối Giàng (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) có cả một rừng chè hoang mấy vạn cây trong đó có ba cây chè cổ thụ, cao 6-8 m, ba người ôm không xuể. Ở Lạng Sơn cũng tìm thấy một rừng chè dại, có cây cao tới 18 m. Một số nơi ở nam Trung Quốc có những cây chè hoang cao tới 32,12 m.
Nguồn: http://vietcotra.com
2. Đặc điểm sinh trưởng của cây chè
Cây chè là loại cây xanh lá quanh năm, có hoa màu trắng. Chu kỳ của một cây chè bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn cây non hay giai đoạn thiết kế cơ bản. Các bụi chè phải trồng 3-4 năm kể từ khi gieo trồng mới phát triển thành cây trưởng thành. Sau đó là giai đoạn cây lớn và giai đoạn cuối là giai đoạn chè già cỗi. Giai đoạn chè lớn kéo dài 20 – 30 năm, tuỳ giống, điều kiện đất đai, dinh dưỡng và khai thác. Chăm sóc kém và khai thác nhiều sẽ làm cho cây chè bị suy thoái, già trước tuổi. Đây là giai đoạn chè cho năng suất cao nhất. Sau đó là giai đoạn chè già cỗi, cây chè suy yếu dần, lá nhỏ, búp ít, chóng mù xoè, hoa quả nhiều, cành tăm hương nhiều, chồi gốc mọc nhiều. Đến giai đoạn này, người trồng chè phải dùng các biện pháp kỹ thuật để tạo tán mới cho chè như đốn đau, đốn trẻ lại. Thời gian kéo dài tuổi thọ cây chè có thể từ 5-10 năm.
(Nguồn: Hồ sơ ngành hàng chè- Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp -Viện Chính sách và chiến lượn phát triển Nông nghiệp Nông thôn)
Yêu cầu về điều kiện khí hậu, đất đai
1. Điều kiện khí hậu
Chè là cây ưa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 18 - 23°C, phụ thuộc vào giống chè (chè Shan 15 - 20°C, các loại chè trung du khác 20 - 25°C, nhiệt độ tối thấp -5°C (chè Shan), 0°C (chè khác), nhiệt độ tối cao 32°C (chè Shan) và 35°C (chè khác). Chè ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 10 - 12°C, độ ẩm không khí phải luôn đảm bảo 85 - 90%, dưới 70% có ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất nhưng cây chè rất sợ mùa rét kéo dài kèm theo sự khô hạn. Cây chè cần có cây che bóng nhất là lúc còn non, tốt nhất là có chế độ chiếu sáng 5 giờ/ngày.
Nguồn: Sổ tay phân bón- Nhà xuất bản Nông nghiệp
2. Điều kiện lượng nước
Nước là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh, là nguyên tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động sinh lý của cây chè. Về nông nghiệp, nước quyết định sản lượng và chất lượng của chè; trong công nghiệp, nước là thành phần biến đổi nhiều trong các công đoạn héo, vò, lên men, sấy khô.
Cây chè thích nhất có lượng mưa 1500 - 2400 mm/năm, hàng tháng có lượng mưa > 100 mm và mưa vào ban đêm, lượng mưa tối thiểu cũng phải là 1000 mm/năm, 50 mm/tháng, xong nó cũng cần có 1 -2 tháng/năm khô hanh để chè tạm ngừng sinh trưởng trong thời kỳ bị đốn.
Nguồn: Sổ tay phân bón- Nhà xuất bản Nông nghiệp
3. Điều kiện đất đai
Chè là loại cây có rễ ăn nông, đất trồng chè càng có nhiều mùn càng tốt, độ dày tầng đất ít nhất phải > 60 cm, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước. Đất trồng chè phải có phản ứng chua pH tốt nhất từ 5,0 - 5,5, pH >6 không trồng chè vì pH > 7 có thể chè bị chết, pH <4 chè phát triển rất kém. Cây chè được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất bazan, phù sa cổ phiến và sa thạch với mật độ khoảng 10.000 hốc/ha (Nguồn: Sổ tay phân bón- Nhà xuất bản Nông nghiệp).
Tại Việt Nam cây chè thích nghi với điều kiện đất đai từng vùng cụ thể:
- Vùng Tây Bắc: Có các loại đất thích hợp cho cây chè như: đất đỏ vàng, đất đỏ nâu, tầng đất dày, ít dốc (<25°).
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Các loại đất trồng chè chủ yếu là đất đồi và núi bao gồm các loại đất đỏ vàng, đất vàng phát triển trên sa thạch và phiến thạch.
- Vùng chè Trung du Bắc bộ: Đất vùng chè trung du Bắc bộ chủ yếu là feralit phân bố ở các địa hình đồi núi, chia cắt mạnh gồm 5 loại chính sau:
- Đất phát triển trên phiến thạch sét ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Thái Nguyên.
- Đất phát triển trên phiến thạch gneiss và mica ở Phú Hộ.
- Đất nâu đỏ ở Thái Nguyên.
- Đất nâu đỏ trên phù sa cổ ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nội.
- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát ở Thái Nguyên, Vĩng Phúc, Tam Đảo, Hà Nội.
- Vùng chè Bắc Trung Bộ: Gồm các loại đất chủ yếu là đất vàng đỏ, sa thạch, phù sa cổ.
- Vùng chè Tây Nguyên: Tại vùng này Đất đỏ vàng chiếm xấp xỉ 66% tổng diện tích tự nhiên toàn miền và được chia thành các loại sau:
- Đất màu vàng bazan (ở Bảo Lộc - Đắc Nông).
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (ở Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng).
- Đất nâu vàng.
- Đất đỏ vàng.
- Vùng chè duyên hải miền Trung: Có đất vàng đỏ, đất nâu vàng. Đất đai nghèo kiệt, không có độ cao, năng suất và chất lượng chè thấp.
- Vùng chè cánh cung Đông Bắc: Có đất thuộc loại đất đỏ vàng, độ xốp trung bình, nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn do mưa lớn trên các sườn dốc.
(Nguồn: Cây chè sản xuất - tiêu thụ - chế biến)
Hiện trạng trồng chè tại Việt Nam
Theo Hiệp hội chè Việt Nam: Năm 2015, diện tích trồng chè trên cả nước là 130.000 ha chè, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn. hiện tại, có khoảng 2 triệu lao động vùng miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa sống chủ yếu bằng nghề trà. Thế nhưng giá trị xuất khẩu của sản phẩm chè Việt mới chỉ bằng 60% giá bình quân trên thế giới.
Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2016 của Cục Trồng trọt, cả nước có tổng diện tích 133,4 nghìn ha, năng suất 86,9 tạ/ha, sản lượng 1.025,2 nghìn tấn, diện tích ổn định, năng suất tăng gần 1 tạ/ha, sản lượng tăng 12,3 nghìn tấn so với năm 2015.
Cây chè ở Việt Nam được phân bố theo từng vùng cụ thể như:
- Vùng Tây Bắc: Chè trồng tập trung ở Sơn La (3 tiểu vùng Mộc Châu, Mai Sơn, Phù yên), Lai Châu (2 tiểu vùng Phong Thổ, Tam Đường).
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Gồm các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn và phía Tây Yên Bái (Nghĩa Lộ, Văn Chấn).
- Vùng chè Trung du Bắc bộ: Vùng này nằm tại ranh giới giữa miền núi và miền đồng bằng Bắc bộ bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Thái Nguyên và Hà Nội. Là vùng chè lớn tại miền Bắc, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chè lâu đời như Vân Lĩnh, Đoan Hùng, Sông Cầu, Văn Hưng, Phú Sơn... Năng suất bình quân của vùng khoảng 3-4 tấn búp/ha, không đồng đều có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh.
- Vùng chè Bắc Trung bộ: Đây là vùng chè tươi lâu đời nhất của Việt Nam gồm 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hiện nay có khoảng 10 nhà máy chế biến chè xanh và chè đen cho xuất khẩu (Bãi Trành, Yên Mỹ, Hạnh Lâm, Bãi Phủ, Anh Sơn,...).
- Vùng chè Tây Nguyên: Đây là vùng đất rộng trên dãy núi Trường Sơn với nhiều núi cao, cao nguyên rộng và bằng phẳng của 3 tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Trong đó Lâm Đồng là tỉnh nhiều chè nhất cả nước . Vùng chè Lâm Đồng tập trung nhiều ở Bảo Lộc và Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng...
- Vùng chè duyên hải miền Trung: Đây là vùng chè quan trọng của người Việt Nam trước thời kỳ Pháp thuộc. Phần lớn chè trồng dọc theo duyên hải Trung Bộ, trên sườn của dãy núi Trường Sơn thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, từ 17°0 đến 15° vĩ Bắc. Chè được trồng rải rác, quy mô nhỏ, tiêu thụ trong tỉnh, chế biến chè xanh theo thủ công. Diện tích chè vùng này phân bố rải rác ở các tỉnh. Sản xuất tự túc là chủ yếu
- Vùng chè cánh cung Đông Bắc: Vùng này có chè rừng cổ thụ Mẫu Sơn ở Lạng Sơn. Sản phẩm trà xanh là chủ yếu, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc. Do độ cao và nhiệt độ thấp, biên độ ngày đêm cao, nhiều sương mù nên trà có chất lượng cao hơn vùng Trung du Bắc bộ.
(Nguồn: Cây chè sản xuất - tiêu thụ - chế biến)
Bón phân cho cây chè
a. Bón lót
Sau khi làm đất kỹ, xẻ rãnh, rạch hàng với độ sâu của rãnh 40 - 50 cm, rộng 40 - 50 cm, đáy 30 - 35 cm. Bón phân hữu cơ + phân supe lân từ 20 - 30 tấn + 500 - 600 kg/ha. Trộn đều với đất màu.
b. Bón cho chè 1 tuổi
N = 30 - 35 kg/ha.
K2O = 30kg/ha.
- N bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7.
- Kali bón 2 lần vào tháng 7 và 8.
- Bón cách gốc 30 cm, sâu 6 - 8 cm.
c. Bón cho chè 2 tuổi
N = 60 kg/ha.
K2O = 50 kg/ha. Thời kỳ và cách bón như bón cho chè 1 tuổi.
d. Bón phân hữu cơ theo chu kỳ
5 năm bón 1 lần cho chè kinh doanh
Cách bón: Cày 2 xá cày trùng nhau, vét rãnh sâu 20 cm, bón xuống rãnh 20 - 25 tấn hữu cơ + 500 kg phân supe lân/ha rồi lấp kín.
Thời kỳ bón: tháng 11 hoặc tháng 1.
e. Bón phân vô cơ cho chè kinh doanh
- Căn cứ vào năng suất búp tươi mà dùng lượng phân thích hợp, bón 3 lần/năm vào tháng 3 hoặc 4, tháng 6 hoặc 7 và tháng 8 hoặc 9.
- Lượng phân bón như sau:
Năng suất (tấn/ha) |
N (kg/ha) |
K2O (kg/ha) |
3 |
60 |
40 |
f. Bón các loại phân khác:
1. Phân sinh hóa hữu cơ với tỷ lệ N:P:K = 6:2:3: Chuyên bón cho chè với lượng bón 20 - 25 kg/360 m2, bón 3 lần trong năm.
2. Phân vi sinh: 30 - 40 kg/360m2. Bón sau khi đốn chè, xẻ rãnh giữa hàng, đập nhỏ phân hữu cơ vi sinh rắc xuống rãnh, lấp kín đất.
3. Phân bón lá:
- Tác dụng tốt nhất lúc thiếu ẩm, vì phân vào đất khi cây hấp thu chậm.
- Các loại phân bón lá: Thiên Nông, Komix, Hormic phun theo chỉ dẫn ở các vỏ bao bì, phun vào đầu và cuối vụ chè 3 - 4 đợt/năm.
Nguồn: Sổ tay phân bón- Nhà xuất bản Nông nghiệp
Ngoài ra theo tài liệu tập huấn kỹ thuật khuyến nông năm 2008- Trung tâm Nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng, có khuyên cáo bón phân như sau:
Bảng: Liều lượng N, P, K bón cho cây chè ở giai đoạn KTCB
TT |
Năm tuổi |
Liều lượng (kg/ha) (1) |
||
N |
P2O5 |
K2O |
||
1 |
Năm thứ 1 |
80 – 100 |
80 – 100 |
40 – 50 |
2 |
Năm thứ 2 |
100 – 120 |
100 – 120 |
40 – 50 |
3 |
Năm thứ 3 |
150 – 200 |
120 – 150 |
100 – 150 |
(1): Khi cây phát triển cành lá đạt tiêu chuẩn (ở năm thứ 3) cần bón tăng phân kali.
Bảng: Liều lượng N, P, K bón cho cây chè kinh doanh
TT |
Năng suất búp tươi (tấn/ha) |
Liều lượng (kg) |
||
N |
P2O5 |
K2O |
||
1 |
< 3 |
120 – 150 |
40 – 50 |
80 – 100 |
2 |
3 – 5 |
150 – 200 |
50 – 60 |
100 – 120 |
3 |
5 - 7 |
200 – 250 |
60 – 80 |
120 – 160 |
4 |
7 – 10 |
250 – 350 |
80 – 120 |
160 – 240 |
5 |
> 10 |
350 |
120 |
240 |
Thời kỳ bón và % tổng lượng bón:
- Thời kỳ bón phân cho giai đoạn kiến thiết cơ bản
Trên cơ sở bón lót trước khi trồng, số lượng N, P, K chia đều 2 – 3 lần bón trong năm vào giữa xuân, cuối xuân, đầu thu. Biện pháp bón có thể hòa nước để tưới hoặc rắc theo hàng, kết hợp xới làm cỏ.
- Thời kỳ kinh doanh
Phân hữu cơ cứ 3 năm bón 1 lần khoảng 15 – 20 tấn phân hữu cơ hoai mục cho 1 ha và toàn bộ phân lân của từng năm đều được bón vào cuối thu đầu đông (lúc đốn đau), toàn bộ N, P, K hàng năm nên chia đều bón 3 – 4 lần cho 2 vụ chè xuân và chè thu (khoảng tháng 3, 5, 7, 8).
Trong quá trình kinh doanh trong năm, nên phun bổ sung dung dịch dinh dưỡng phun qua lá (khoảng 3 – 4 đợt/năm).
Theo Đại học Nông Lâm nghiệp Thái Nguyên quy trình trồng chè như sau:
Làm đất:
Việc làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu sâu sạch ải , vùi lớp đất mặt có nhiều hạt cỏ xuống dưới, san ủi những điểm dốc cục bộ.
a) Làm đất theo cách cày sâu toàn bộ bề mặt sâu 30 – 35 cm, bừa san. Trường hợp không cày toàn bộ bề mặt cũng phải đào rãnh trồng. Đào rãnh hàng trồng chè sâu 40 – 45 cm, rộng 50 – 60 cm. lấp đất mặt xuống dưới, lấp đất cái lên trên cách mặt đất 5 – 10 cm.
b) Thời vụ làm đất: Làm đất vào thời gian ít mưa (dưới 150 mm/tháng) tránh xói mòn.
- Tháng 9 - 11 đối với loại đất mới, nhiều mùn, khai hoang xong trồng ngay.
- Tháng 11 - 3 đối với đất phục hoang, đất xấu, trồng một vụ cây phân xanh cải tạo đất.
Giống chè:
Trồng các giống chè đã được khảo nghiệm thích hợp vùng:
- Vùng thấp (độ cao dưới 100 m): Nhõn trồng cỏc giống chố chọn tạo trong nước như giống LDP1, LDP2, PH8, PH9, các giống nhập nội từ Trung Quốc và giống Trung du chọn lọc.
- Vùng giữa: Phân vùng có độ cao 100 – 500 m trồng các giống LDP1, LDP2 và Shan chọn lọc giâm cành. Phân vùng có độ cao 500 – 1000 m trồng giống Shan chọn lọc, TRI777 giâm cành.
- Vùng cao (hơn 1000 m): Trồng giống Shan chọn lọc tại chỗ.
Trồng chè bầu cây đảm bảo đúng tiêu chuẩn:
Chè giâm cành: Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 – 10 tháng tuổi. Mầm cây cao từ 20 cm trở lên, có 6 – 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4 - 5 mm trở lên, vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm. Lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa.
Thời vụ trồng:
Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1- 2 và tháng 7- 8; phía Nam tháng 2- 3 và tháng 5 - 7.
Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc ttháng 1 - 3 và tháng 8 - 9; phía Nam tháng 2- 4 và tháng 6 -7 khi đất đủ ẩm.
Trồng cây chè:
Đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.
Khoảng cách trồng:
- Nơi dốc < 15o : Hàng cách hàng 1,4 – 1,5 m, cây cách cây 0,4 – 0,5 m.
- Nơi dốc > 15o : Hàng cách hàng 1,2 – 1,3 m, cây cách cây 0,3 – 0,4 m.
Trồng cây sau khi đã bỏ túi bầu. Đặt bầu vào hố hay rạch, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1 – 2 cm, đặt mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính.
Trồng xong tủ cỏ, rác 2 bên hàng chè hay hốc trồng dày 8 – 10 cm, rộng 20 – 30 cm mỗi bên. Loại cỏ, rác dùng để tủ là phần không có khả năng tái sinh.
Trồng cây phân xanh, cây che bóng:
Cây phân xanh là các loại cây có khả năng cải tạo đất, làm phân bón tăng chất dinh dưỡng cho cây chè, tốt nhất là các cây họ đậu.
Thời vụ gieo: Từ tháng 1 – 4 hàng năm, ngay sau khi làm đất, trồng chè .
Cách gieo: Cây hàng năm gieo giữa hàng, mật độ tuỳ theo loại cây, cách gốc chè ít nhất 40 cm về mỗi bên. Cây phân xanh lưu niên 2- 4 năm (các loại muồng, cốt khí) kiêm che bóng tạm được gieo theo cụm một đường giữa 2 hàng chè, khoảng cách tâm cụm 30 – 40 cm, mỗi cụm đường kính 3-5 cm.
Cây bóng mát bộ đậu, thân gỗ, tán thưa, rộng, không tranh chấp nước với cây chè về mùa đông, được trồng cùng hàng hay giữa hai hàng chè, mật độ từ 150 – 250 cây/ha, trồng bằng cây ươm bầu, đảm bảo che bóng 30 – 50% ánh sáng mặt trời.
Kỹ thuật chăm sóc:
Giặm cây con:
- Nương chè phải được trồng giặm cây con ngay từ năm đầu sau trồng vào những chỗ mất khoảng. Bầu cây con đem giặm có cùng tuổi cây trồng trên nương, đã được dự phòng 10%. Bón thêm mỗi cây 1,0 kg phân chuồng tốt trước khi trồng giặm.
Trồng giặm vào ngày dâm mát, mưa nhỏ hoặc sau mưa to. Giặm chè cần được tiến hành liên tục trong thời kỳ nương chè kiến thiết cơ bản (2 – 3 năm), đảm bảo nương chè đông đặc, đồng đều
Thời vụ trồng giặm tốt nhất vào vụ xuân sớm (tháng 1-2) mưa nhỏ, đất vừa ẩm.
- Đối với nương chè tuổi lớn mất khoảng tiến hành trồng giặm cây con 14- 16 tháng tuổi, chiều cao 35 –40 cm sau khi bấm ngọn. Kích thước bầu lớn 25 x 12 cm, bầu đất được đóng với tỷ lệ 3 phần đất + 1 phần phân hữu cơ hoai mục đã được ủ với phân lân.
Thời vụ trồng giặm chè lớn tuổi vào tháng 8 –10 (phía Bắc), tháng 9 – 11 (phía Nam) vào cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm.
Bón phân:
Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 – 30 tấn/ha và 100 – 150 kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng.
Bón phân cho mỗi ha chè KTCB (2-3 năm sau trồng) theo bảng sau:
Loại chè |
Loại phân |
Lượng phân (Kg) |
Số lần bón |
Thời gian bón |
Phương pháp bón |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Chè tuổi 1 |
N |
40 |
2 |
2-3 và 6-7 |
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 25-30 cm, lấp kín. |
Chè tuổi 2
Đốn tạo |
N |
60 |
2 |
2-3 và 6-7 |
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 25-30 cm, lấp kín. |
Hữu cơ P205 |
15.000 - |
1 1 |
11-12 11-12 |
Trộn đều bón rạch sâu 15 –20 cm, cách gốc 30-40 cm, lấp kín |
|
Chè tuổi 3 |
N |
80 |
2 |
2-3 và 6-7 |
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 30-40 cm, lấp kín. |
Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh:
- Cuốc lật tòan bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35 tấn/ha. .
- Kỹ thuật bón phân thúc: Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35 N cho 1 tấn sản phẩm + 75 kg MgSO4/ha.
Số lần bón: 4 lần trong năm:
Lần 1: Bón 30% NPK + 60% MgSO4 (Tháng 2).
Lần 2: Bón 30% NPK + 40% MgSO4 (Tháng 5).
Lần 3: Bón 25% NPK (Tháng 7).
Lần 4: Bón 15% NPK (Tháng 9).
Phòng trừ cỏ dại:
Đối với chè kiến thiết cơ bản:
Xới cỏ đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng chè .
riêng chè 1 tuổi cần nhổ tay ở gốc chè để bảo vệ được cây chè. Giữa hàng trồng xen cây phân xanh, đậu đỗ hoặc bừa xới sạch cỏ.
Vụ xuân (tháng 1- 2) và vụ thu (tháng 8-9) xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ.
Trong năm sới gốc 2 – 3 lần, rộng 30 – 40 cm về 2 bên hàng chè.
Đối với chè kinh doanh:
- Vụ đông xuân: Xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay sâu10 cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ.
- Vụ hè thu: đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3 – 4 lần hoặc phay sâu 5 cm. Đồi chè được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ đông xuân thì bớt các khâu làm cỏ trong vụ hè thu.
Phòng trừ sâu bệnh:
Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.
Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:
- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.
- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè.
- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ.
Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh.
Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè.
(Nguồn: http://tuaf.edu.vn/khoanonghoc/bai-viet/quy-trinh-ky-thuat-trong-tham-canh-che-an-toan-1837.html).