Nguồn gốc và quá trình phát triển
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Thời vụ trồng và cơ cấu cây trồng
Lượng hút tính cho đơn vị sản phẩm và nhu cầu dinh dưỡng
Liều lượng, thời điểm và phương pháp bón phân cho cao su
Nguồn gốc và quá trình phát triển
Cây cao su có tên khoa học là Hévéa brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (Họ Thầu Dầu). Cây Hévéa brasiliensis được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông amazone (Nam Mỹ) trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyane thuộc Pháp ... Đây là vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa trên 2.000 mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô kéo dài 3-4 tháng, đất sét, giàu chất dinh dưỡng, có pH= 4,5-5,5, có tầng canh tác dày và khả năng thoát nước trung bình.
Từ năm 1873, Collin và markham đã sử dụng 2000 hạt giống cao su hoang dại đem ươm trong vườn Bách Thảo Kew (Luân Đôn), nhưng chỉ tạo được 12 cây giống, sau đó đem trồng ở Calcutta, nhưng lại bị chết sau khi trồng một thời gian.
Năm 1876, Henry Wickham mang 70.000 hạt cao su từ vùng Rio Tapajoz (thượng lưu sông amazone) về gieo tại Kew và có 2.700 hạt nảy mầm tạo thành cây. Cùng thời gian đó Cross thu được 1000 cây từ bán đảo Para Mưarajo (hạ lưu sông amazone) đưa về Kew để trồng. Tháng 9 năm 1876 các cây cao su từ Kew được chuyển đến vườn thực vật Ceylon (Srilanca).
Năm 1883: 22 cây cao su từ Ceylon được phân phối để nhân trồng trên thế giới. Năm 1892: 120 cây cao su được nhân trồng ở Malaysia. Những năm đầu của thế kỷ XX thì diện tích cây cao su được phát triển mạnh trên toàn thế giới, năm 1905 trồng được 52.000 ha, tới năm 1910 lên tới 455.000 ha. Các nước trồng nhiều cao su là Malaysia, India, Srilanca ...
Cây cao su được nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 do Pierre đưa hạt giống vào trồng ở vườn Bách thảo Sài Gòn nhưng không sống được cây nào. Đến năm 1897, Raoul, dược sỹ hải quan người Pháp mang một số hạt giống cao su từ Java đem trồng tại Trạm thí nghiệm Ông Yệm (Sông Bé). Cũng vào năm 1897 Bác sỹ Yersin nhận 200 cây giống về trồng tại Trạm thí nghiệm của Viện Pasteur ở Suối Dầu Nha Trang. 1900 - 1920: Cây cao su được nhân trồng ở Việt Nam với tính cách thử nghiệm, năm 1920 diện tích đạt khoảng 10.000 ha được trồng ở Đồng Nai và quanh Sài Gòn. 1920 - 1945 địa bàn trồng cao su được mở rộng ở tỉnh Đồng Nai và Sông Bé, đến năm 1945 diện tích đạt 138.000 ha. Thời kỳ 1945 - 1960 do ảnh hưởng của chiến tranh nên chỉ phát triển thêm được 4.000 ha. Giai đoạn 1960 - 1975 cũng do ảnh hưởng của chiến tranh nên diện tích cây cao su không được mở rộng thêm mà còn bị thu hẹp lại, đến tháng 5/1975 diện tích cao su chỉ là 75.200 ha. Từ sau năm 1975 với chủ trương của Đảng và Nhà nước thì diện tích cây cao su mới được mở rộng ở các địa bàn trong cả nước, nhiều công ty cao su được thành lập, đến năm 1995 diện tích cao su cả nước đã đạt được 288.236 ha (Nguồn: Sổ tay phân bón- Viện TNNH).
Năm 2016, tổng diện tích tổng diện tích 981,5 nghìn ha, diện tích thu hoạch 614,0 nghìn ha, NS: 16,5 tạ/ha, tổng sản lượng 1.013,4 nghìn tấn, diện tích giảm 4 nghìn ha, năng suất giảm 0,3 tạ/ha, tuy nhiên sản lượng tăng 725 tấn (do một số diện tích trồng mới đã đến thời kỳ khai thác so với năm 2015 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2011- Cục Trồng trọt).
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn: 30 - 40 năm, được chia ra làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Là khoảng thời gian từ lúc trồng cho đến khi đưa vào khai thác, thường là 5 - 7 năm tùy theo điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc. Cuối thời gian này cây có chiều cao từ 8 - 10 m, vanh thân ở vị trí cách đất 1 m khoảng 50 cm và tán cây đã che phủ hầu như toàn bộ diện tích.
+ Thời kỳ kinh doanh: Là thời gian khai thác mủ cây, từ 25 - 30 năm từ lúc bắt đầu cạo mủ cho đến khi đốn hạ cây. Trong thời kỳ kinh doanh cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Bảng: Khối lượng các bộ phận của cây cao su (kg/cây)
Chỉ tiêu |
Năm sau khi ghép |
|||
1 |
3 |
7 |
20 |
|
Lá |
0,2 |
3,4 |
8,6 |
10,3 |
Cành non |
0,3 |
2,8 |
12,2 |
12,5 |
Vỏ, thân, cành |
0,3 |
10,4 |
104,4 |
438,4 |
Rễ |
0,4 |
4,4 |
18,6 |
66,3 |
Toàn cây |
1,2 |
20,9 |
143,7 |
527,6 |
Số lá trên cây |
94 |
3.600 |
8.900 |
16.400 |
Khối lượng 1 lá (g) |
1,78 |
0,95 |
0,83 |
0,5 |
Độ dày vỏ (mm) |
1,5 |
4,1 |
6,5 |
12,2 |
Nguồn: Polinìere và Van Brandt 1967
Thời vụ trồng và cơ cấu cây trồng
- Thời vụ trồng
Khi đất đủ ẩm thì có thể bắt đầu trồng và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi. Thời vụ trồng ở Tây Nguyên từ 01/5 đến 15/7. Đông Nam bộ nên trồng từ 1/6 đến 31/7.
- Mật độ trồng
Tùy theo từng loại đất, địa hình mà bố trí các mật độ cây trồng cho phù hợp. Thông thường áp dụng 3 mật độ chính: 476, 555 và 571 cây/ha với khoảng cách tương ứng: 7 x 3 m, 6 x 3 m và 7 x 2,5 m.
- Xen canh
Có thể trồng xen cây hoa màu, cây lương thực, cây họ đậu giữa hàng cao su trong 3 năm đầu, để tận dụng đất tăng thu nhập, kết hợp chống xói mòn và diệt cỏ dại. Trên đất bạc màu phải trồng xen cây phân xanh hoặc cây họ đậu ngay từ năm đầu để cải tạo đất. Năm đầu cây trồng xen phải cách hàng cao su mỗi bên 1 m đối với cây có thân thấp, đối với cây có thân cao (ngô, đay, lúa dài ngày) phải cách 1,5 m. Năm thứ 2, 3 trồng xen cách hàng cao su tối thiểu 1,5 m trở lên.
Chú ý khi trồng xen các cây dù ngắn ngày hay dài ngày trong vườn cao su thì phải xem cây cao su như là cây chủ lực, nên phải lựa chọn cây trồng xen thích hợp sao cho không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây cao su. Cây trồng xen cũng cần phải được chú trọng chăm sóc, bón phân đầy đủ.
Các cây trồng cải tạo đất như: các cây đậu đỗ (đậu lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu hồng đáo, đậu đỏ..) và các cây thảm phủ bằng phân xanh:
+ Kudzu (Pueraria phaseoloides).
+ Cỏ stylo (Stylosanthes gracilis).
+ Đậu lông (Calopogonium mucunoides).
+ Đậu bướm (Centrosemưa pubescens).
+ Thảo quyết minh (Cassia tora).
+ Trinh nữ (Mimosa pudica).
Lượng hút tính cho đơn vị sản phẩm và nhu cầu dinh dưỡng
Bảng: Năng suất mủ và lượng chất dinh dưỡng mất đi theo sản phẩm mủ ở các giống cao su
Giống |
Năng suất mủ (kg/ha/năm) |
Lượng dinh dưỡng mủ (kg/ha/năm) |
|||
N |
P |
K |
Mg |
||
PB 86 |
1390 |
9,4 |
2,3 |
8,3 |
1,7 |
1660 |
11,9 |
3,1 |
11,1 |
2,1 |
|
2570 |
23,9 |
7,2 |
22,3 |
4,1 |
|
RRIM 600 |
1819 |
18,0 |
3,6 |
14,6 |
2,5 |
1928 |
20,0 |
4,2 |
16,5 |
3,2 |
|
2132 |
25,4 |
5,5 |
23,2 |
4,0 |
Tùy vào giống và chế độ chăm sóc, tuổi cây khác nhau mà cho sản lượng khai thác mủ khác nhau, do vậy chất dinh dưỡng lấy đi qua sản phẩm mủ cũng khác nhau. Trung bình khai thác 1 tấn mủ khô thì lượng dinh dưỡng mất là 9,4 kg N, 2,3 kg P, 8,3 kg K, 1,5 kg Mg.
*Nhu cầu về dinh dưỡng của cây cao su
Giai đoạn KTCB cây cao su chỉ có yêu cầu tăng trưởng nhanh khỏe, các chất dinh dưỡng cây hút được dùng để tạo nên các sinh khối thực vật như rễ, thân, cành, lá.
Giai đoạn kinh doanh cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt và phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp lớn giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại bệnh và cho năng suất mủ cao.
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng như sau:
- Nhu cầu về N
N là chất căn bản cho sự sinh trưởng, phát triển của cây cao su, là nguyên tố cấu thành protein, tế bào chất và tham gia vào quá trình hình thành các chất chlorophil, protit, peptit, các amino axit, men và nhiều vitamin trong cây. Cây cao su cần khối lượng N nhiều nhất so với các nguyên tố khác. N cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và tạo sản phẩm của cây cao su, nhưng cần nhất là giai đoạn cây tăng trưởng sinh khối mạnh.
Thiếu N cây phát triển chậm, cằn cỗi, số lượng lá và diện tích lá bị giảm. Lá cây đầu tiên trở thành màu xanh vàng sau đó trở thành màu vàng, triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở lá già ở tầng thấp sau đó mới đến các lá non ở tầng trên.
- Nhu cầu về P
P là yếu tố cấu thành acid nucleic trong nhân của tế bào, cần cho sự phân chia tế bào và cho sự phát triển của các mô phân sinh. P giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của các enzym, các phản ứng sinh hóa và sự hô hấp của cây.
Thiếu P mặt dưới của lá bị vàng cháy một phần lá, bắt đầu từ phần phiến lá gần ngọn lan dần xuống chiếm đến phân nửa diện tích lá với gân lá bị khô héo. Trên các cây cao su non triệu chứng thiếu P thường xuất hiện ở các tầng lá giữa hoặc các tầng lá thấp, trên các cây trưởng thành triệu chứng thiếu P chỉ xuất hiện ở các lá ngoài ánh sáng.
- Nhu cầu về K
K góp phần quan trọng trong các phản ứng sinh hóa của tế bào như tổng hợp các amino axit và protein, quá trình quang hợp, hô hấp và các phản ứng biến dưỡng.
Thiếu K lá cao su bị vàng ở phần rìa lá và sau đó bị khô. Cây non chưa trưởng thành hiện tượng thiếu K xuất hiện ở tất cả các lá. Cây trưởng thành hiện tượng thiếu K chỉ xuất hiện trên các tầng lá thấp, chỉ khi cây bị thiếu K trầm trọng thì các tầng lá giữa mới có biểu hiện.
- Nhu cầu về Ca
Ca là nguyên tố cần thiết để cấu thành vách tế bào, cần cho hoạt động của các mô phân sinh. Hàm lượng Ca trong lá già thường nhiều hơn ở lá non.
Thiếu Ca, phần đầu lá và rìa lá như bị cháy sém có màu từ trắng đến trắng nâu. Phần cháy sém có thể đến 1/2 diện tích lá.
- Nhu cầu về Mg
Mg là nguyên tố cấu thành của diệp lục tố, đóng vai trò quan trọng trong quang hợp, có tác động lên nhiều loại enzym, quan trọng trong việc ổn định mủ. Thiếu Mg lá cao su bị vàng ở phần phiến lá giữa các gân lá.
- Nhu cầu về S
S là chất dinh dưỡng cấu thành protein, có trong các chất điều hòa sinh trưởng của cây, góp phần quan trọng trong việc hình thành diệp lục. Thiếu S kích thước lá bị nhỏ, lá bị vàng dần dần sau đó đầu lá bị cháy khô.
- Nhu cầu về Mn
Mn có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp, oxít hóa các hydrat carbon để tạo nên CO2 và H2O cần cho các phản ứng sinh hóa của cây, giúp tăng hoạt tính của men trong quá trình tổng hợp chlorophil.
- Nhu cầu về Fe
Fe có vai trò quan trọng trong việc quang hợp. Thiếu Fe cây không tổng hợp được diệp lục, lá cao su bị vàng.
- Nhu cầu về B
Bo có tác dụng xúc tiến việc tổng hợp các chất protit, linhin. B xúc tiến các phản ứng chuyển hóa các hydratcacbon. Thiếu B lá bị biến dạng, giảm kích thước, đôi khi trở nên dòn, dễ gãy.
- Nhu cầu về Mo
Mo giúp tăng cường quang hợp, cần cho sự tổng hợp vitamin C, cho các vi sinh vật cố định N từ không khí. Mo giúp cho cây hấp thu nhiều N. Thiếu Mo bìa lá bị cháy có màu nâu nhạt, thường xuất hiện ở gần đuôi lá.
- Nhu cầu về Zn
Zn giúp xúc tiến các phản ứng tạo nên các hormon trong cây, tăng cường sự tổng hợp protit, axit nucleic, tăng cường việc chuyển hóa N và P trong cây. Zn giúp cây tăng tính chịu nóng và chịu hạn.
Thiếu Zn lá cao su bị giảm kích thước và xoắn, bìa lá quăn hay bị gợn sóng, lá trở màu vàng nhưng gân lá có màu xanh đậm. Thiếu Zn nặng chồi ngọn bị chết và chồi nách phát triển mạnh.
- Nhu cầu về Cu
Cu là thành phần cấu tạo của men có tác động trong quá trình hô hấp của cây, Cu xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, đồng thời tăng cường hiệu lực của Zn, Mn và B.
Thiếu Cu lá non bị héo rũ, phiến lá bị cháy có màu nâu nhạt đồng thời đuôi lá bị xoắn cong lên. Bệnh nặng lá bị rụng, đỉnh sinh trưởng bị chết, thân cây đâm nhiều cành ngang.
Liều lượng và phương pháp bón phân cho cây cao su
- Bón phân cho cao su KTCB:
Lượng phân bón hàng năm tùy thuộc vào mật độ cây và loại đất, trồng dày thì lượng phân bón trên đơn vị diện tích nhiều hơn so với trồng thưa. Đất xám do độ phì đất nghèo hơn nên lượng phân bón đề nghị cao hơn so với đất đỏ.
Trước khi trồng mỗi hố bón 5 kg phân hữu cơ + 30-50 g P2O5. Đất xấu, bạc màu thì bón 10 kg phân hữu cơ/hố. Lượng phân bón hàng năm được chia ra để bón như sau:
N, K bón 2 lần/năm, lần 1 bón vào tháng 4, 5; lần 2 bón vào tháng 10, 11 khi đất còn đủ ẩm.
Phân lân bón 100% và đầu mùa mưa (tháng 4, 5).
Năm thứ 1 - 4: Bón theo tán lá.
Năm thứ 5 trở đi: Bón theo băng rộng 1m giữa 2 hàng cao su sau khi làm sạch cỏ. Rải phân xong, xới sâu 5 - 10 cm để trộn lấp phân đều với đất.
Bảng: Lượng phân hóa học cho cao su KTCB trên đất đỏ và đất xám ở các mật độ khác nhau
Loại đất |
Năm trồng |
Lượng phân bón (kg/ha/năm) |
||
N |
P2O5 |
K2O |
||
Đất đỏ |
1 |
18 |
20 |
9 |
2 |
36 |
40 |
13 |
|
3 |
54 |
60 |
20 |
|
4 |
70 |
76 |
25 |
|
5 |
87 |
95 |
28 |
|
6 |
87 |
95 |
28 |
|
Đất xám |
1 |
23 |
24 |
9 |
2 |
46 |
50 |
15 |
|
3 |
69 |
67 |
24 |
|
4 |
87 |
80 |
28 |
|
5 |
109 |
94 |
34 |
|
6 |
109 |
94 |
34 |
|
7 |
109 |
94 |
34 |
|
Đất đỏ |
1 |
17 |
16 |
7 |
2 |
37 |
30 |
12 |
|
3 |
46 |
51 |
18 |
|
4 |
63 |
62 |
23 |
|
5 |
78 |
77 |
28 |
|
6 |
78 |
77 |
28 |
|
Đất đỏ |
1 |
19 |
20 |
16 |
2 |
38 |
41 |
24 |
|
3 |
57 |
62 |
36 |
|
4 |
72 |
79 |
46 |
|
5 |
90 |
98 |
54 |
|
6 |
90 |
98 |
54 |
- Bón phân cho cao su ở giai đoạn kinh doanh
* Yêu cầu:
Bón phân phải dựa trên kết quả theo dõi sản lượng, sinh trưởng của cây cao su và thành phần dinh dưỡng có trong đất, lá, mủ qua phân tích.
* Thời vụ bón phân:
Bón vào 2 lần trong năm:
+ Lần 1 bón 2/3 lượng N và K, 100% phân lân vào tháng 4, 5 (Đầu mùa mưa).
+ Lần 2 bón lượng N, K còn lại vào tháng 10, 11 (Cuối mùa mưa).
* Cách bón:
Rãi phân theo liều lượng quy định thành băng rộng 1 - 1,5 m giữa hàng cao su, sau đó trộn lấp phân vùi vào đất.
Bảng: Lượng phân hóa học sử dụng cho cây cao su kinh doanh
Năm cạo |
Cây/ha |
Loại đất |
Lượng phân nguyên chất (g/gốc) |
||
N |
P2O5 |
K2O |
|||
1 - 11 |
≧ 450 |
Đỏ |
150 |
120 |
150 |
Xám |
180 |
150 |
180 |
||
12 - 25 |
≧ 350 |
Đỏ |
200 |
140 |
120 |
Xám |
230 |
170 |
150 |
Chú ý: Khi bón phân phải chọn thời điểm lúc đất đủ ẩm, tốt nhất là khi có mưa nhỏ, tránh những thời điểm mưa quá lớn gây hiện tượng xói mòn rửa trôi mạnh, hoặc lúc thời tiết quá khô hạn sẽ làm giảm hệ số sử dụng của phân bón.
(Nguồn: Sổ tay phân bón- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)
Một số cách bón phân cho vườn cao su trong giai đoạn khai thác
- Theo phân bón Komix:
Số lần bón phân vô cơ: 2 lần/năm.
Bón lần thứ nhất vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) khi đất đủ ẩm, bón 2/3 lượng phân.
Bón lần thứ hai vào thời điểm cuối mùa mưa (tháng 10) bón 1/3 lượng phân còn lại.
Cách bón: Trộn kỹ các lọai phân, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1-1,5 m giữa hai hàng cao su.
Bổ sung phân hữu cơ: bón 1 lần, từ 3-5 tấn phân chuồng cho 1 ha hằng năm vào đầu mùa mưa hoặc bón 1-1,5 kg/hố (tùy dạng đất) phân hữu cơ vi sinh Komix.
Bảng: Lượng phân vô cơ sử dụng cho vườn cao su khai thác
(Đơn vị tính: kg/ha/năm)
Năm cạo |
Hạng đất |
Urê |
Lân |
Kali |
Tổng lượng hỗn hợp |
1-10 |
I |
152 |
400 |
117 |
669 |
11-20 |
Chung cho các loại đất |
217 |
500 |
167 |
884 |
Đối với đất dốc 15% thì nên bón vào hệ thống hố giữ màu, lấp kín, vùi phân bằng cỏ mục, lá.
Ngoài sử dụng phân bón vô cơ trên có thể sử dụng phân Komix chuyên dùng cho cao su khai thác (5-5-5) (theo bảng 4) hay bón kết hợp phân Komix với phân hóa học (theo bảng 5).
Bảng: Qui trình bón phân Komix cho cao su khai thác mủ
Loại phân |
Loại đất |
Năm trồng |
Lượng bón (kg/cây/lần) |
|
Komix chuyên dùng cao su khai thác |
Lần 1 |
Lần 2 |
||
Đỏ |
7-16 |
1,2-1,4 |
0,8-1,0 |
|
Trên 16 |
1,5-1,6 |
1,0-1,2 |
||
xám |
7-16 |
1,2-1,4 |
1,0-1,2 |
|
Trên 16 |
1,6-1,8 |
1,2-1,8 |
Bảng: Qui trình bón phân Komix kết hợp với phân hoá học cho cao su khai thác
Năm tuổi |
Loại phân |
Lượng bón (kg/ha) |
|
Năm 7-16 |
Lần 1 |
Lần 2 |
|
Lân HCVS Komix |
600 |
400 |
|
Urê |
80 |
60 |
|
Kali |
70 |
50 |
|
Năm 16 trở lên |
Lân HCVS komix |
700 |
500 |
Urê |
90 |
60 |
|
Kali |
80 |
50 |
(Nguồn: https://www.2lua.vn/article/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-cao-su-bon-phan-va-khai-thac-2310.html)
- Theo đạm Phú Mỹ:
Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây cao su:
Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng. Lân có vai trò quan trọng với cây cao su, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non yếu, được cải thiện khi cây trưởng thành. Kali có vai trò quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất mủ của cao su.
Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, cây cao su hút nhiều chất trung lượng như: Canxi, magiê, lưu huỳnh và các chất vi lượng như: Mangan, sắt, bo, molypđen, kẽm, đồng. Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), cây cao su (CS) cần dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, cành, lá. Trong điều kiện đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây phát triển nhanh, rút ngắn thời gian KTCB. Ở giai đoạn kinh doanh (KD) cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt lại phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại sâu bệnh và cho sản lượng cao. Những năm gần đây, do có sự chăm sóc tốt hơn, năng suất mủ qui khô đã tăng nhanh, đạt 2 - 2,5 tấn/ha/năm. Mặc dù dinh dưỡng cây lấy đi theo sản phẩm không nhiều, nhưng nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển khá cao. Để cho 3 tấn mủ ha/năm, cây cao su đã hút đi 18,9 kg N, 3,8 kg P2O5, 12,9 kg K2O; Tuy nhiên khi dùng thuốc kích thích cũng với năng suất 3 tấn mủ lượng dinh dưỡng cây lấy đi theo năng suất mủ là 18,9 kg N, 8,7 kg P2O5, 15,5 kg K2O.
* Liều lượng phân hóa học bón cho cao su.
Phân bón cho cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
Bảng: Lượng phân cho cao su thời kỳ KTCB thay đổi tùy theo mật độ trồng và tuổi cây
Phân bón cho cây cao su trong thời gian khai thác
Bảng: Liều lượng phân hóa học bón cho cao su khai thác theo mật độ và năm khai thác
• Phương pháp bón phân cho cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Phân vô cơ được chia bón làm 2 - 3 đợt trong năm. Năm đầu tiên thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa. Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ quanh gốc cao su theo mép của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. Khi cây cao su đã giao tán: Đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1 m giữa hàng cao su. Đối với đất dốc thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.
• Phương pháp bón phân cho cao su trong thời kỳ khai thác
Phân vô cơ đươc chia làm 2 lần/năm, lần đầu bón 2/3 lượng phân N và K và toàn bộ lân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa) khi đất đủ ẩm, lần hai bón lượng còn lại vào tháng 10.
Cách bón: Trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân thành băng rộng 1 - 1,5 m giữa luống cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15% thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi lấp kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.
(Nguồn:http://www.dpm.vn/san-pham-dich-vu/Kien-thuc-su-dung-phan-bon/Bon-phan-cho-cay-cao-su)
- Theo phân bón Văn Điển:
Cao su là cây ưa đất có tầng dầy trên 2m dễ thấm nước, thoát nước có độ pH từ 4,5 – 5,5 lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 – 2.000 mm.
Ở thời kỳ kinh doanh bên cạnh việc cho thu hoạch mủ cây vẫn sinh trưởng, phát triển thân cành tán lá và thay lá rụng đặc biệt từ năm thứ 9 đến năm thứ 12. Tổng lượng cao su khô từ năm thứ 12 đến năm thứ 23 đạt cao nhất có thể đến 3 tấn/ha/năm.
Để tạo ra mủ và duy trì tăng trưởng cây cao su có nhu cầu dinh dưỡng lớn được lấy từ đất và bổ sung qua con đường phân bón, các yếu tố dinh dưỡng mà cây cần gồm các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P) kali (K) theo tỷ lệ (1 – 0,8 – 2) từ năm thứ 7 đến năm thứ 22 có thể thay đổi tỷ lệ tùy theo từng loại đất, bên cạnh các chất đa lượng cao su còn cần các chất trung lượng là magiê (MgO), canxi (CaO) theo tỷ lệ khoảng (0,5 – 1) ở một số vùng đất thiếu mangan (Mn) có thể khắc phục bằng việc bổ sung phân bón chứa mangan.
Loại phân bón phân Văn Điển được sử dụng cho cây cao su gồm lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: Lân dễ tiêu 16%, chất vôi 30%, chất magiê 15%, chất silic 24% và các chất vi lượng. Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển loại NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: Đạm 12%, lân dễ tiêu 8%, kali dễ tiêu 12%, vôi 15%, magiê 8%, silic 13%, lưu huỳnh 3% và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, mangan; tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây cao su lên đến 71%.
Với cao su thời kỳ kinh doanh được khuyến cáo bón phân Văn Điển hai lần trong năm.
Lần thứ nhất bón vào đầu mùa mưa với lượng bón 270 – 350 kg lân Văn Điển cộng thêm 350 – 400 kg ĐYT NPK 12.8.12.
Lần thứ hai bón vào cuối mùa mưa từ 300 – 350 kg ĐYT NPK 12.8.12. Phân bón được dải giữa hai hàng cao su theo băng rộng cày lật đất phủ kín phân các vườn cao su có trên 15 năm tuổi thì bón tăng lượng từ 10 – 15%.
Những chân đất kém màu mỡ (hạng 3, 4) thì bón tăng lượng khoảng 10% nữa. Phân bón Văn Điển cân đối tỷ lệ NPK và đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, đặc biệt canxi chiếm đến 35% giúp cải tạo đất, nâng độ pH thích hợp cho cây phát triển, chất magiê chiếm 8 – 15% giúp cây nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo mủ, chất silic làm tơi xốp đất cùng các chất vi lượng giúp nâng cao chất lượng của mủ cao su.
(Nguồn: https://thitruongcaosu.net/2016/07/28/ky-thuat-bon-phan-cho-cay-cao-su/)