Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Giới thiệu chung

Yêu cầu đất đai và thời vụ

Nhu cầu dinh dưỡng của khoai tây

Làm đất và bón phân

Lưu ý trong bón phân cho khoai tây

 

Giới thiệu chung

Cây khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum, thuộc họ Cà Solanaceae có quan hệ rất gần với cà chua, cà, ớt và thuốc lá. Khoai tây có tên tiếng Anh là Potatoes. Cây khoai tây có nguồn gốc ở Peru, một số ý kiến cho là ở Mehico. Đặc điểm khí hậu của vùng xuất xứ của khoai tây là hơi lạnh, mưa nhiều.
Khoai tây là cây thân thảo, bộ phận sử dụng làm thức ăn là củ, thực chất là thân ngầm, nằm sâu dưới đất. Khoai tây có yêu cầu về nước lớn nhưng bộ rễ lại kém phát triển so với thân lá, có giai đoạn sinh dưỡng và sinh thực gần đồng thời. Khoai tây yêu cầu nhiệt độ mát mẻ, thời gian sinh trưởng ưa nhiệt độ 20-220C, nhưng khi hình thành củ lại ưa thích nhiệt độ 18-200C, nếu nhiệt độ dưới 150C và trên 250C thì củ hình thành chậm lại. Nhiệt độ cao không chỉ sự hình thành và tăng trưởng của củ khoa tây chậm, mà còn củ nhỏ, củ bi nhiều, nếu nhiệt độ trên 290C thì không hình thành được củ. Khoai tây chỉ ra hoa ở điều kiện độ dài ngày 12-16 giờ chiếu sáng, vì thế ở nước ta ít thấy khoai tây ra hoa. Mặc dù ngày nay đã tạo được rất nhiều giống khoai tây mới, nhưng nhìn chung vẫn mang nét đặc thù, yêu cầu chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh để sinh trưởng, phát triển.
- Các giống khoai tây cho năng xuất, sản lượng cao hiện nay đang được trồng phổ biến ở Việt Nam: KT3, P3, Hồng Hà 7 (Giống Việt Nam và Trung tâm Khoai tây quốc tế CIP). Giống nhập ngoại: Solara, Marabel (Giống Đức); Sinora, Diamond, Eben (Giống Hà Lan)…


Khoai tây (Solanum tuberosum)


Về đầu trang

home

 

 

 

Yêu cầu đất đai và thời vụ

Đất đai: Cây khoai tây có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên là cây lấy củ nên thích hợp trên đất có thành phần cơ giới thịt pha cát, đất phù sa trung tính, ở những nơi thoát nước tốt, lên luống phải cao, đất phải xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt. Khoai tây đông thường được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông).


Thời vụ: Khoai tây yêu cầu nhiệt độ cho sinh trưởng và tạo củ khắt khe do vậy trồng để lấy củ thương phẩm cũng phải tuân thủ chặt chẽ về thời vụ. Việc xác định thời vụ cho khoai tây phải căn cứu chủ yếu vào nhiệt độ không khí.
- Vùng đồng bằng Bắc bộ có các vụ: Vụ đông xuân sớm: Thường ở vùng trung du, trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12. Vụ chính: Ở khắp trong vùng, trồng cuối tháng 10, đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1, đầu tháng 2. Vụ xuân: Thường ở đồng bằng sông Hồng, trống tháng 12, thu hoạch đầu tháng 3.
- Vùng núi miền Bắc: Vùng núi thấp dưới 1000 m: Vụ đông trồng tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ xuân trồng tháng 12, thu hoạch cuối tháng 3; vùng núi cao trên 1000 m: vụ thu đông trồng đầu tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ xuân trồng tháng 2, thu hoạch tháng 5.
- Vùng Bắc Trung bộ: Chủ yếu trồng vụ đông trồng đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1.


Về đầu trang

home

 

 

 

Nhu cầu dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây là cây trồng cho sinh khối lớn, đồng thời cũng đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ mới cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Để có được bình quân 25 tấn củ/ha, khoai tây đã lấy đi từ đất lượng các yếu tố dinh dưỡng như sau: 130 kg N (tương đương 280 kg urê), 60 kg P2O5 (tương đương 400 kg lân Văn Điển), 114 kg K2O (tương đương 180 kg kali clorua), 20 kg SiO2, 9 kg MgO, 60 kg CaO, 15 kg S, 0,11 kg sắt, 0,6 kg B, 0,13 kg Zn, 0,04 kg Cu và 0,03 kg Mo.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Làm đất và bón phân


- Làm đất: Cày bừa làm nhỏ đất kết hợp thu gom rơm rác và gốc dạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai. Đất nhỏ tơi thích hợp cho khoai, đất cục quá to làm cho củ phát triển méo mó, đất quá mịn cũng không tốt.
Lên luống rộng 70-80 cm, luống cao, trồng 2 hàng dọc theo luống, khoảng cách hàng 50-55 cm, cây cách cây 25-30 cm, ta sẽ có mật độ 43.000 đến 56.000 khóm/ha (tương ứng 1.600-2000 khóm/sào Bắc bộ). Đánh rạch sâu 10-12 cm theo hàng dọc theo luống, bón phân lót, trộn đều với đất rồi trồng củ. Trồng xong vét đất ở rãnh rồi phủ lên trên củ, xong vỗ nhẹ đất cho chặt củ nhưng tránh gẫy mầm củ. Tưới nước đủ ẩm cho đất ở chỗ trồng củ giống.
- Bón phân:
- Lượng phân bón và thời kỳ bón được giới thiệu ở bảng, nếu trồng trên đất nghèo dinh dưỡng thì bón nhiều hơn đất khá và giàu dinh dưỡng.
Chuẩn bị rơm, rạ mục (thu gom rơm rạ sau khi thu hoạch, trộn vôi bột 10-15 kg/ sào rơm rạ, sau đó chất thành đống đảm bảo đủ ẩm để rơm rạ nhanh mục, hoặc có thể xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Fitobiomix, sau 30 ngày thành phân hữu cơ bón tốt cho khoai tây, số lượng rơm rạ 3-4 sào rơm rạ/ 1 sào khoai tây. Nên trồng phân rác, mùn, phân hoai mục. Tính trên 1ha sử dụng phân chuồng loại mục 15-20 tấn, 1 sào là 6-7 tạ.

Loại phân

Tổng lượng

Bón lót

Bón thúc 1

Bón thúc 2

Kg/ha

+ Phân chuồng, tấn/ha

15

15

+ Phân đạm, kg/ha
- Tính theo N

100-120

30

30-40

40-50

- Tính theo phân urê

217-260

65

65-87

87-108

+ Phân lân, kg/ha
- Tính theo P2O5

50-70

50-70

-Tính theo phân      supe lân

300-420

300-420

+ Phân kali, kg/ha
- Tính theo K2O

90-100

30

60-70

- Tính theo phân      kali clorua

150-167

50

100-117


+ Bón thúc lần 1 sau khi cây mọc được 12-15 ngày.
+ Bón thúc lần 2 sau bón lần 1 khoảng 20 ngày.
Chú ý mỗi lần bón phân nên kết hợp xới xáo, vun gốc, tưới nước tạo điều kiện để hình thành và tăng trưởng của củ.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Lưu ý trong bón phân cho khoai tây


- Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp, và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục. Bón cân đối N, P, K, tăng lượng phân kali và bổ sung magiê, vào vụ mưa phải giảm lượng đạm bón. Tăng cường bón vôi.
- Khi mang khoai về nếu mầm hơi nhí là có thể trồng ngay được không cần mầm mọc dài mới đem đi trồng. Tuyệt đối khi mang khoai giống về không được tưới nước lên khoai, muốn mầm mọc nhanh cho khoai vào thúng phủ tải hoặc rơm rạ hơi ẩm lên trên để nơi khô ráo, thoáng mát tránh độ ẩm cao khoai dễ bị thối. Khi trồng không để rơm rạ bị quá ẩm hoặc đất quá khô. Khi đặt củ tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hóa học vì như vậy củ bị chết xót vì phân.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam