Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng
Giới thiệu chung
(Nguồn TK: Trồng - chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh Cây Thuốc lá – TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Ks. Nguyễn mạnh Chinh – NXB Nông nghiệp- 2007)
Cây thuốc lá có tên khoa học: Nicotiana tabacum L., có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, châu Úc và Nam Thái Bình Dương. Là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao. Cây thuốc lá hiện được trồng phổ biến và là nguồn thu đáng kể của nhiều nước trên thế giới.
Trồng cây thuốc lá chủ yếu để lấy lá làm thuốc hút cho người. Trong cây thuốc lá có chất nicotin có tác dụng kích thích hệ thần kinh gây cảm giác hưng phấn làm cho người ta trở nên quen thành nghiện. Ngoài chất nicotin còn có nhiều chất khác sau khi bị đốt chuyển thành chất nitrosamin là thủ phạm chính gây ra bệnh ung thư do hút thuốc. Mặc dầu ai cũng biết hút thuốc lá có hại nhưng từ bỏ thói quen này là điều không dễ dàng. Theo Tể chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 1/3 dân số thế giới, tương đương 1/4 tỉ người hút thuốc lá. Diện tích trồng thuốc lá toàn thế giới gần 5 triệu hecta, sản xuất khoảng 6 triệu tấn lá thuốc mỗi năm, tương đương khoảng 6.000 tỉ điếu. Trung bình mỗi ngày cả thế giới đốt hết 15 tỉ điếu thuốc. Trung Quốc là nước sản xuất thuốc lá nhiều nhất, chiếm 1/3 sản lượng toàn thế giới, sau đó là Brazil (15%), Ấn Độ (10%), Mỹ (6%).
Ruộng thuốc lá
(nguồn: http://khcncaobang.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Chinh-tri-KT-VH-XH/Trung-Khanh-tap-trung-phat-trien-cay-thuoc-la-1906)
Ở Việt Nam, cây thuốc lá được trồng cách đây khoảng 200 năm. Tuy vậy ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá chỉ mới xuất hiện khoảng 70 năm nay. Thuốc lá được trồng phổ biến khắp nước. Ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng trồng thuốc lá lâu đời, có phẩm chất tốt, trong đó các tỉnh trồng nhiều như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Nam, Phú Yên, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai. Năm 2000 diện tích trồng thuốc lá cả nước khoảng 25.000 ha với sản lượng hàng năm khoảng 27.000 tấn, năng suất trung bình 1,2 - 1,5 tấn/ha. Việt Nam xếp thứ 20 trong số các nước sản xuất nhiều thuốc lá nhất trên thế giới, về mức tiêu dùng thuốc lá thì xếp thứ 22. Năm 2003, Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam đã đưa ra thị trường 3,4 tỉ bao thuốc (tăng 300 triệu bao so với năm 2002). Ngoài ra còn khoảng 400 triệu bao nhập lậu từ Campuchia, Lào, Thái Lan. Tính ra hàng năm nước ta đốt một số thuốc lá trị giá 8.200 tỉ đồng.
Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng
a. Nhiệt độ:
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, cây thuốc lá yêu cầu nhiệt độ tương đối cao để sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp từ 25 - 30°C. Hạt nảy mầm thích hợp nhất ở 27 - 32°C, dưới 18°C sẽ kéo dài thời gian nảy mầm. Sau khi trồng nếu nhiệt độ thấp dưới 20°C thời gian sinh trưởng của cây bị kéo dài, cây chậm chín và chất lượng giảm. Tổng lượng nhiệt cần thiết cho cả đời sống của cây từ 2.500 — 3.000°C.
b. Ẩm độ:
- Thuốc lá là cây ưa ẩm, đất khô quá sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt làm chậm quá trình hình thành nụ và phát triển của hoa. Tuy vậy cũng không chịu được mức nước tưới quá nhiều hoặc ruộng bị ngập nước. Trời mưa nhiều cũng không thích hợp, vì lá bị dập nát và sâu bệnh nhiều.
- Các giống thuốc lá có nguồn gốc địa lí khác nhau yêu cầu độ ẩm không giống nhau. Thuốc xì gà thích hợp thời tiết mùa khô ở vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa cả vụ từ 200 - 500 mm. Thuốc lá vàng nhóm Virginia thích hợp vùng á nhiệt đới ẩm, lượng mưa trong vụ từ 300 — 450 mm. Thuốc Oriental thích hợp khi trồng ở vùng á nhiệt đới khô, lượng mưa cả vụ chỉ cần khoảng 120 - 150 mm.
c. Ánh sáng:
- Thuốc lá là cây ưa ánh sáng, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, chất lượng giảm. Ngay thời kỳ cây con cũng chịu được ánh sáng trực tiếp, không nên che bóng.
- Phản ứng với độ dài ngày của các giông thuốc lá cũng khác nhau. Đa số các giống thuốc phổ biến hiện nay có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nhưng không bắt buộc, có một số giống ưa ánh sáng ngày dài. Nói chung thời gian chiếu sáng ngày cần lớn hơn 11,5 giờ và nhiệt độ bình quân ngày trên 18°C là thích hợp. Nếu gặp thời gian chiếu sáng ngắn thì số lá bị giảm.
d. Đất
- Cây thuốc lá có thể trồng được trên nhiều loại đất, từ đất cát nhẹ nghèo dinh dưỡng đến đất nặng, đất nhiều mùn. Tuy vậy mỗi giống thích hợp loại đất khác nhau. Thuốc lá vàng sinh trưởng tốt trên đất cát nhẹ, thoáng khí, thoát nước tốt, tương đối nghèo dinh dưỡng và nghèo mùn. Các loại thuốc lá nâu, đen thích hợp đất thịt nặng, nhiều mùn và nhiều chất dinh dưỡng. Nói chung trồng trên đất nhiều mùn và chất dinh dưỡng tuy cây sinh trưởng tốt, năng suất cao nhưng chất lượng thấp, độ cháy giảm. Đất trồng thuốc lá độ mùn không nên quá 2%.
- Độ pH đất thích hợp tương đối rộng, từ chua đến kiềm, pH trong khoảng từ 4,5 - 8,5, thích hợp nhất từ 5,5 - 6,5.
e. Yêu cầu chất dinh dưỡng
Cũng như các cây trồng khác, cây thuốc lá cũng cần đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, bao gồm các nguyên tố đa lượng: đạm (N), lân (P), kali (K), các nguyên tố trung lượng như canxi (Ca), magiê (Mg) và các nguyên tố vi lượng. Mỗi nguyên tố có vai trò nhất định trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thuốc.
- Đạm: Là nguyên tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, hàm lượng các chất nicotin, dầu thơm và protein giảm, năng suất và chất lượng lá thấp. Triệu chứng thiếu đạm là các lá chuyển màu vàng từ lá gốc lên lá ngọn, các lá phía dưới chuyển màu vàng trắng, khô và rụng sớm.
Nếu bón nhiều đạm cây sinh trưởng tốt, năng suất cao nhưng phẩm chất kém. Lá to, dày và có màu xanh đậm, hàm lượng các chất có đạm cao, lượng hydratcacbon giảm, chậm chín, độ cháy kém. Đặc biệt cuối thời kỳ sinh trưởng nếu đạm trong đất còn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thời kỳ chín của lá, vì vậy không nên bón nhiều đạm và không bón muộn.
- Lân: Ngoài tác dụng gia tăng sinh trưởng của cây, chất lân ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng lá. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, độ dài đốt tăng, lá có màu xanh hơi đen, chậm chín. Cây thuốc lá hút nhiều lân ngay từ đầu, khi cây còn ở giai đoạn sinh trưởng chậm, cần bón lân vào lúc này.
- Kali: Kali ảnh hưởng chủ yếu đến phẩm chất của lá thuốc. Thiếu kali phiến lá bị nhăn nhúm, gợn sóng, mép lá cong xuống, ngọn và mép lá biến vàng và khô. Sau khi sấy lá có màu vàng nâu, độ dẻo giảm, dễ bị rách nát, độ cháy giảm. Đủ kali làm tăng hàm lượng hydratcarbon và nâng cao chất lượng cháy của lá thuốc.
- Canxi và magiê: Là những nguyên tố cây cần số lượng nhiều sau đạm, lân và kali. Đối với cây thuốc lá, canxi và magiê có tác dụng hạn chế ảnh hưởng xấu của lượng đạm nhiều và thúc đẩy sự tổng hợp chất hydratcarbon, góp phần quan trọng trong việc tăng chất lượng của thuốc. Canxi còn có tác dụng giảm độ chua và cải thiện kết cấu đất, giúp cây sinh trưởng tốt.
- Nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng như bo (B), kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu) mangan (Mn), clo (Cl)... có tác dụng xúc tiến quá trình tổng hợp các chất đạm, đường, chất béo và các chất khác, góp phần tăng chất lượng lá thuốc. Các chất vi lượng cây cần rất ít, chủ yếu đã có trong đất và phân bón hữu cơ. Tuy vậy cũng có một số trường hợp bị thiếu, ảnh hưởng đến sinh trưởng cây.
Đặc biệt hiện tượng thừa chất Cl thường xảy ra do bón nhiều phâm KCl. Khi thừa Cl cây có biểu hiện lá dày lên, màu xanh nhạt khác thường, gân lá có màu trắng xám, ngọn và mép lá cong lên. Thừa Cl lá sấy có màu đen, hút ẩm nhiều nên dễ mốc, độ cháy kém, tàn đen, khi hút có mùi gắt khó chịu. Hàm lượng Cl trong lá thuốc lá cho phép tối đa là 1%.
Kỹ thuật trồng
(Nguồn TK: Kỹ thuật gieo trồng chế biến Cây thuốc lá – Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó – NXB Lao động – 2006)
a. Thời vụ trồng
Ở các vùng trồng thuốc lá phải căn cứ vào kết quả điều tra theo dõi về cơ cấu cây trồng thực tiễn sản xuất của các vùng mà xác định thời vụ trồng thuốc lá cho thích hợp.
- Các tỉnh trung du phía Bắc thường áp dụng công thức luân canh sau:
Thuốc lá xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ đông.
Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Thuốc lá thu.
- Các tỉnh miền núi phía Bắc:
Thuốc lá xuân - Lúa mùa.
Vì vậy bố trí thời vụ trồng thuốc lá như sau:
* Vụ xuân
Đợt 1: Gieo hạt trung tuần tháng 11 đến đầu tháng 12, trồng cuối tháng 1 đầu tháng 2 kết thúc thu hoạch hoặc xong trong tháng 6.
Đợt 2: Gieo sau đợt 1 khoảng 15 ngày tức là gieo hạt đầu tháng 12, trồng giữa tháng 2, kết thúc thu hoạch cuối tháng 6 đầu tháng 7.
* Vụ thu
Đợt 1: Gieo hạt từ trung tuần tháng 7, trồng cuối tháng 8 đầu tháng 9. Thu hoạch xong trong tháng 12 dương lịch.
Đợt 2: Gieo hạt cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng trung tuần tháng 9. Thu hoạch xong cuối tháng 12 đầu tháng 1 dương lịch.
Tuỳ thuộc vào điều kiện canh tác của từng vùng, thời tiết khí hậu của các năm mà mỗi vùng có những điều chỉnh cụ thể về mùa vụ của vùng đó ở các năm.
Chẳng hạn các vùng miền núi không chủ động được nước tưới phải bố trí sao cho khi trồng thuốc là có mưa. Mặt khác ở các vùng núi thời tiết thường lạnh hơn so với vùng trung du nên thời gian cây giống trong vườn ươm sẽ dài hơn so với vùng trung du vi vậy phải bố trí gieo giống sớm hơn.
b. Sản xuất cây giống
* Chọn đất, làm đất vườn ươm
- Chọn đất: Trước hết phải chọn đất vườn ươm cho phù hợp, đó là nơi trung tâm của khu vực hay vùng trồng thuốc lá. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, chủ động tưới tiêu nước, đủ ánh sáng, đất vụ trước không trồng các cây họ cà hoặc thuốc lá. Đất sạch hạt cỏ dại, sạch nguồn gây bệnh cho cây thuốc lá.
- Làm đất: Đất phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, phơi ải và bón vôi để diệt nguồn bệnh trong đất. Đất cần được đập nhỏ, mặt luống san phẳng để hạt giống được phân bổ đều trên mặt luống và không bị lọt sâu xuống đất. Kích thước mặt luống chỉ nên rộng 0,8-1 m để tiện cho việc nhặt cỏ và chăm sóc nhưng luống phải cao từ 25-30 cm để thoát nước khi có mưa to.
* Bón phân lót
Thời kỳ vườn ươm kéo dài từ 45-60 ngày nên cây trồng yêu cầu một số lượng dinh dương nhất định. Thông thường 10 m2 mặt luống cần bón:
Nitrat amôn: 0,3-0,5 kg.
Kali sunphát: 0,5 kg.
Supe lân: 1,0 kg.
Phân chuồng hoại mục: 15-20 kg.
Nếu dùng DAP: 1 kg DAP + 0,5 kg kali sunphát.
Nên rải hỗn hợp phân lên mặt luống rồi trộn đều với lóp đất mặt dày l0 cm (rễ cây thuốc lá phát triển mạnh ở lớp đất mặt 0-l0 cm), sau đó san phẳng mặt luống.
* Kỹ thuật gieo hạt
Lượng hạt gieo cho 10 m2 mặt luống là 1,5 g. Vì 1g/hạt có 10.000-15.000 hạt, nếu tỷ lệ nảy mầm khoảng 80% thì số lượng cây con là 1.200-1.800 cây/m2 trong khi mật độ cây con yêu cầu là 400-450 cây/m2 là thích hợp.
- Xử lý hạt: Hạt thuốc lá thường khó mọc nhất là gặp điều kiện bất lợi. Do đó trước khi gieo hạt nên khử trùng và xử lý cho hạt mọc nhanh bằng cách: Ngâm hạt vào nưóc ấm (55-75°C) 4-6 giờ; loại bỏ các hạt lép, vớt ra xử lý bằng CuS04 1% trong 10 phút hoặc dung dịch Formalin 1/50 có tác dụng diệt nguồn virút khảm tốt nhất, sau khi ngâm hạt trong dung dịch 10 phút vớt ra rửa bằng nước sạch và ủ hạt nứt nanh thì đem gieo để tăng tỷ lệ mọc mầm của hạt giống, độ đồng đều của cây giống đồng thời giảm thời gian hạt giống nằm trong đất và do vậy sẽ tránh được tác động bất lợi từ môi trường.
- Cách gieo: Đất khô: Dùng bình tưới ô doa hòa hạt vào nước có xà phòng để hạt lơ lửng trong nước rồi tưới đi tưới lại trên mặt luống. Đất ướt: trộn hạt với cát hoặc đất bột theo tỷ lệ 1 phần hạt +100 phần cát hoặc đất bột, gieo đi gieo lại vài lần cho đểu.
Nên gieo hạt vào buổi sáng sớm. Sau khi gieo hạt xong, phủ lên mặt luống một lớp phân chuồng hoại mục dày lcm rồi phủ rơm rạ để giữ ẩm và làm ấm có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt giống, sau đó tưới nước cho đủ ẩm.
* Chăm sóc vườn ươm
- Vật liệu chống rét hoặc mưa cho cây có thể là các tấm PE hoặc cắm cỏ tế (giàng giàng). Nhiệt độ thấp có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây giống. Ở nhiệt độ nhỏ hơn 10°c cây con ngừng sinh trưởng, nhiệt độ nhở hơn 5°C cây bị chết, vì vậy ta cần phải chú trọng công tác phòng chống rét cho cây con vào vụ xuân, nhất là các tỉnh miền núi.
- Từ khi gieo hạt xong đến khi cây mọc cần chú ý đến việc tưới nước cho cây con, mặt luống phải luôn ẩm để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm đồng đều. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát từ 3-4 thùng ô doa/l0 m mặt luống.
- Khi cây con mọc 2 lá thật, cứ 2 ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới một ngày từ 2-3 thùng/l0 m2 luống. Khi cây con có 5-6 lá thật, cứ 2-3 ngày tưới nước một lần với 4-5 thùng/10 m2 luống.
Chú ý: 5-6 ngày trước khi nhổ cây đem trồng thì không tưới nước nữa nhằm giảm lượng nước trong cây, hạn chế sự phát triển của bộ rễ, có như vậy khi nhổ cây đem trồng sẽ hạn chế được tổn thương của bộ rễ và sự mất nước đột ngột của bộ lá.
- Bón phân thúc: Nếu cây chậm phát triển, có biểu hiện lá chuyển sang màu vàng thì tiến hành bón thúc cho cây: 5-10 g urê/10 lít nước/10 m2 mặt luống sau đó tưới lại bằng nước lã (2-3 thùng) để tránh hiện tượng cháy lá. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng đạm, chỉ sử dụng đạm khi cây sinh trưởng quá kém. Để kích thích cho sự phát triển của bộ rễ nên sử dụng phân lân và kali. Ngưng bón phân trước khi nhổ cây đem trồng ít nhất là 10 ngày.
- Thưòng xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn ươm.
- Cần kiểm soát chặt chẽ tình hình sâu bệnh hại trong vườn ươm để phun thuốc phòng trừ kịp thời. Nên phun phòng bệnh định kỳ 7-10 ngày/lần bằng dung dịch Boocđô hoặc ôxy clorua đồng.
- Nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi nhổ cây đem trồng.
Cần chú ý phòng chống tác hại của sương muối đến cây giống bằng cách làm giàn che, tưới rửa sương vào sáng sớm.
c. Kỹ thuật trồng
- Đất trồng: tính chất đất có ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng của thuốc lá nguyên liệu; đặc biệt tính chất hoá học của đất ảnh hưởng lớn đến chất lượng của lá thuốc.
Thông thường đất trồng thuốc lá là loại đất nghèo dinh dưỡng, dạng đất pha cát đến thịt nhẹ, không có nguồn bệnh. Đất phù hợp trồng thuốc lá:
+ Sét vật lý: 15-55%.
+ Mùn: 0,8-3,3%.
+ N tổng số: 0,08-0,17%.
+ Độ cao: 200-500 m so với mặt biển.
+ pH: 5,8 - 6,5.
Đất không được luân canh với những cây trồng trưốc là cây họ cà để tránh lây lan nguồn bệnh nhất là bệnh TMV.
Sau đó cần cày sâu 20-25 cm, phơi ải để tạo độ thông thoáng trong đất và diệt nguồn bệnh, cỏ dại và bón vôi 20 ngày trước khi trồng.
- Lên luống theo dạng sống đơn, có 2 cách làm luống:
+ Cách 1: Tâm 2 luống cách nhau l m, cao 35-45 cm.
+ Cách 2: Xen kẽ từng đôi luống, tâm cách nhau 0,8 m và l,2 m, luống cao 30-40 cm.
- Bổ hốc, khoảng cách giữa các hốc là 0,5 m. Mật độ trồng: 18.000-20.000 cây/ha (tương đương 700 cây/sào Bắc bộ).
- Cây con đem trồng phải khoẻ, đồng đều, không bị sâu bệnh. Cây giống có từ 5-6 lá, chiều cao từ cổ rễ đến ngọn từ 10- 12 cm.
- Trồng hàng đơn, không trồng hàng đôi. Trồng cạnh hốc đã bón lót, sau đó lấp đất cho chặt hốc và tưối từ 0,5-1 lít nước, thông thường trồng sâu 1/3 thân cây. Trước khi trồng nên ngắt bỏ những lá bị bệnh, bị vàng, thu gom và vứt ra xa mộng trồng. Nếu cây giống già có thể xén 1/3-2/3 lá.
- Sau khi trồng 7-10 ngày tiến hành xới phá váng, xối nhẹ và không vận để tạo sự thông thoáng trong đất; kích thích sự phát triển của bộ rễ. Mặt khác cắt đứt mao mạch trong đất giảm lượng nước trong đất bị bốc hơi. Không cần tưới nước trong giai đoạn này nếu thực hiện tưối đủ theo hướng dẫn ở trên.
Bón phân cho cây thuốc lá
- Trong các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp và liên hoàn nhằm tăng năng suất và chất lượng thuốc lá phân bón giữ một vị trí cực kỳ quan trọng. Hiệu quả của sản xuất thuốc lá không những phụ thuộc vào năng suất mà còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Trong các loại cây trồng, thuốc lá là cây rất dễ thích ứng và nhạy cảm với phân bón. Ngoài yếu tố để tăng nâng suất phân bón ảnh hưởng rất sâu sắc tới phẩm chất thuốc lá và nó được xem như là một yếu tố điều chỉnh phẩm chất của nguyên liệu; đặc biệt là phân khoáng.
- Phân bón làm thay đổi đặc tính công nghệ, thay đổi kết cấu tế bào do đó dẫn đến thay đổi phẩm chất. Ví dụ khi bón quá nhiều N, hàm lượng nicotin và vật chất chứa đạm tăng nên thuốc hút nặng. Bón N quá muộn làm lá chín chậm, khó sấy vàng, hàm lượng nicotin cao, phẩm chất thuốc cũng kém, ở cả hai mặt, thiếu phân hay thừa phân đều dẫn đến hiệu quả của phân bón kém.
Thừa phân hoặc tỷ lệ phối hợp không cân đối, ngoài việc giảm chất lượng nó còn làm cho cây thuốc lá kém sức đề kháng với những điểu kiện bất lợi như chống hạn kém, dễ bị nhiễm sâu, bệnh.
* Cơ sở của bón phân hợp lý cho thuốc lá
- Nguyên tắc bón phân cho thuốc lá là bón phối hợp, bón lót đầy đủ, bón thúc sớm và kết thúc trước khi thân lá bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất.
- Mục tiêu của việc sản xuất nguyên liệu thuốc lá phải đạt được 2 yêu cầu: chất lượng và năng suất. Là một cây trồng, đối tượng kinh tế là lá già chín; về sinh lý việc tăng năng suất không phải là khó nhưng để đạt được chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của công nghiệp chế biến là việc vô cùng khó khăn. Muốn vậy, trước hết cần phải căn cứ vào tình hình khí hậu, tính chất đất đai, chủng loại phân bón, tình hình sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của cây.
* Phương pháp bón:
- Bón lót: Các loại phân được ủ kỹ và trộn đều, bón ở độ sâu 10-12 cm cách hốc trồng cây 7-10 cm. Lưu ý khi bón không để làm xót rễ dẫn đến chết cây con.
- Bón thúc:
+ Lần 1: Sau trồng 15-20 ngày, tiến hành xới xáo làm cỏ, vun nhẹ quanh gốc, đồng thời ngắt bỏ lá vàng, lá gốc và lá bị bệnh.
+ Lần 2: Sau trồng 30-40 ngày, xới xáo, làm sạch cỏ dại kết hợp vun cao luống và vét rãnh (chú ý không bón thúc quá muộn sau trồng 40 ngày).
* Lượng bón:
- Bón lót: Dùng DAP + 1/3 K2S04
- Bón thúc lần 1: 1/2 nitrat amôn + 1/3 K2SO4
- Bón thúc lần 2: 1/2 nitrat amôn 1/3 K2SO4.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây thuốc lá khá phức tạp. Thực tế về số lượng nhu cầu của cây thuốc lá đòi hỏi không nhiều nhưng muốn có thuốc lá chất lượng cao phải đạt được các trị số cân bằng giữa các thành phần khoáng, cũng như các hợp chất hữu cơ được tạo thành trong cây. Sự thiếu hụt hoặc thừa thành phần đinh dưỡng, sự mất cân đối các vật chất đều dẫn đến thiệt hại về nàng suất và chất lượng.
Cây thuốc lá là một cây trồng ngắn ngày, từ khi trồng đến khi thu hoạch xong khoảng 4 tháng. Việc bón lót đầy đủ (phân hữu cơ, phân vô cơ), bón thúc sớm và dứt điểm vào trước ngày thứ 40 là một yếu tố quyết định đến tăng năng suất và chất lượng của thuốc lá nguyên liệu.
Ở nước ta, trong thực tế sản xuất, lượng phân bón cho 1 hecta là phân chuồng 0-5 tấn + 50-60 kg N + 100-120 kg P2O5 + 120-150 kg K2O.
Theo Công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc, lượng phân bón trong vụ xuân 2001 ở các vùng trồng thuốc lá phía Bắc nước ta như sau
Định mức sử dụng phân bón theo vùng
TT |
Vùng |
ĐVT |
Nitrat |
DAP |
Kali |
1 |
Lạng Sơn (trừ Bắc Sơn), Bắc Kạn, Sơn La N:P:K - 50:75:75 |
Kg/sào |
2,3 |
5,8 |
5,4 |
2 |
Thái Nguyên |
Kg/sào |
1,1 |
7,9 |
13 |
3 |
Bắc Giang, Sóc Sơn |
Kg/sào |
1,4 |
9,4 |
15,2 |
4 |
Ba Vì, Bắc Son-Lạng Sơn |
Kg/sào |
2,7 |
7 |
8,6 |
5 |
Thanh Hoá |
Kg/sào |
1,7 |
11 |
18 |