Giới thiệu về mía
Cây mía có tên khoa học là Saccharum officinarum L, thuộc họ Hòa Thảo (Gramineae). Tân Ghinê được thừa nhận là nơi nguyên sản của cây mía. Hiện nay trên thế giới có trên 100 nước trồng mía, chủ yếu tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Các nước xuất khẩu nhiều đường là Cu Ba, Úc, Thái Lan, Braxin, Nam Phi, Mêhicô, Mauritius, Dominic.
Ở nước ta, cây mía được trồng từ thời Hùng Vương, cách đây hơn 4000 năm. Sản lượng và diện tích trồng mía không ngừng tăng qua các năm. Diện tích trồng mía cả nước năm 1991: 141,0 nghìn ha, sản lượng 5.922,0 nghìn tấn, năng suất 42,0 tấn /ha. Đến năm 2002: diện tích 320,0 nghìn ha, sản lượng 17.120,0 nghìn tấn, năng suất 53,50 tấn/ha. Và năm 2003: diện tích 306,4 nghìn ha, sản lượng 16.524,9 nghìn tấn, năng suất 53,93 tấn/ha.
Nguồn: http://tiennong.vn/b26/quy-trinh-dinh-duong-cho-cay-mia.aspx
Yêu cầu sinh thái
a. Nhiệt độ
- Mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt, nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát triển: 25-350C. Nhiệt độ thấp hơn 200C và cao 350C đều làm mía sinh trưởng chậm, nếu xuống dưới 100C và cao hơn 400C mía sẽ ngừng phát triển.
- Yêu cầu nhiệt độ còn tùy thuộc thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây mía, có thể tổng hợp như sau:
+Thời kỳ nảy mầm: tối ưu là 25-340C, thấp hơn 200C và cao hơn 350C mía nảy mầm chậm.
+ Thời kỳ đẻ nhánh và vươn cao: nhiệt độ thích hợp là 28-340C, nhiệt độ dưới 200C và trên 350C mía chậm phát triển, nhiệt độ dưới 100C và trên 400C mía ngừng sinh trưởng.
+ Thời kỳ mía chín: nhiệt độ tối thích là 18- 220C, giới hạn nhiệt độ của thời kỳ này là 14-250C, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn (8-120C).
b. Độ ẩm
- Mía là cây ưa nước, cần nhiều nước nhưng chịu úng kém. Mía trồng không được tưới cần lượng mưa từ 1300-2500 mm và phân bố hợp lý trong năm: mùa khô (4-7 tháng) lượng mưa cần khoảng 30%, mùa mưa - cần khoảng 70% tổng lượng mưa, với điều kiện đó phải bố trí thời vụ sao cho mía đẻ nhánh, vươn cao trùng với thời kỳ nhiều mùa; khi mía nảy mầm, cây con hoặc mía chín rơi vào thời kỳ ít mưa.
Người ta xác định được rằng, để tạo ra 1 kg mía cần khoảng 86-210 lít nước, mỗi tháng ở thời kỳ sinh trưởng cần 100-170 mm mưa, thời kỳ vươn cao cần tối 820 m3/ha/tháng, độ ẩm tối ưu khoảng 65-80% cho thời kỳ sinh trưởng và 50-60% ở thời kỳ mía chín.
- Mía chịu hạn khoẻ, tuy nhiên nếu hạn kéo dài, độ ẩm đất thấp dưới 55% lâu ngày ở thời kỳ đẻ nhánh, vươn cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất khi thu hoạch.
- Mía ưa nước, nhưng nếu bị ngập úng 2-3 ngày, rễ mía sẽ bị chết, cây không hút được nước, dưỡng chất sẽ sinh trưởng kém, năng suất, chất lượng đều kém, thậm chí không được thu hoạch.
c. Ánh sáng
- Mía thuộc nhóm cây trồng C4, là cây ưa ánh sáng. Số giờ nắng tối ưu cho mía sinh trưởng là 2.000 giờ; thích hợp nhất là 1.500-2.000 giờ và tối thiểu phải đạt 1.200 giờ/năm.
- Ngày dài, ánh sáng thiếu mía vươn cao mạnh, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao, thiếu ánh sáng, nhiều mây, quang hợp thấp, khả năng tích luỹ đường giảm mạnh.
d. Gió bão
- Cây mía rất sợ gió to, bão, gió nóng. Gió to, lốc, bão có thể làm mía đổ, mía gày, long gốc... dẫn đến năng suất, đặc biệt chất lượng mía giảm. Gió khô nóng làm mía bị cháy lá, nếu kèm theo hạn, mía kém phát triển và có thể bị chết nhiều, ở nước ta mía ở các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, đặc biệt Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi... thường hay bị gió nóng trong mùa khô hạn, có năm mía chết do hạn hán lên tới hàng ngàn hecta.
e. Yêu cầu về các chất dinh dưỡng
- Mía là loại cây trồng hàng năm có năng suất sinh học thuộc loại cao nhất, do đó cũng đòi hỏi một lượng các chất dinh dưỡng khá lớn cho cả chu kỳ sống. Trung bình khi đạt 100 tấn/ha, cây mía lấy đi khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5, 200 kg K2O. Cứ 1 tấn mía cây, cây mía cần khoảng: 0,7-1,5 kg N, 0,4-1 kg P2O5, 1-3 kg K20. Theo Viện PK quốc tế với năng suất 224 tấn/ha cây mía đã hút 403 P2O5, 683 K2O, 112 Mg, 96 S (kg/ha).
- Nhiều nghiên cứu cho thấy, các chất dinh dưỡng hấp thụ mạnh ở các thời kỳ đầu, giảm dần theo độ tuổi, khi chín trong thân mía còn tích luỹ: 0,1% N, 0,3% P2O5 và khoảng 1,4% K2O.
- Đạm: Là chất tham gia vào thành phần các chất protein, các axit amin... trong cây, đặc biệt ở các bộ phận non, bộ phận phát triển và lá. Thiếu đạm lá mía thay đổi màu sắc và kích cỡ: lá nhỏ, ngắn lại, màu lá chuyển từ màu xanh nhạt đến xanh vàng, chuyển dần sang màu tím đỏ và héo khô. Năng suất giảm rõ rệt. Ngược lại khi thừa đạm, lá phát triển quá cỡ, to dài, uốn cong nhiều, màu lá xanh đậm, mía đẻ nhiều, thời gian đẻ kéo dài, số nhánh vô hiệu tăng. Thừa đạm làm giảm độ đường trong thân mía, chất lượng nước mía kém. Thiếu đạm thường làm tăng độ đường và chất lượng nước mía.
Thời kỳ hấp thụ đạm tối đa là thời kỳ đẻ nhánh. Đến đầu thời kỳ vươn cao, cây mía đã hấp thụ khoảng 50% lượng đạm cần thiết. Đạm tiếp tục được hấp thụ khá ổn định và theo xu thế giảm dần từ thời kỳ vươn cao đến khi mía chín.
- Lân: Là chất dinh dưỡng cần thiết trong cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây mía. Lân tồn tại ở 2 dạng hợp chất: hữu cơ (các hợp chất hữu cơ chứa lân, các nucleotit...) và muối khoáng kết hợp với các nguyên tố khác như kali, canxi, magiê... các hợp chất lân thường dễ dàng di chuyển và tham gia vào nhiều quá trinh sinh hoá trong cây.
Thiếu lân quan sát thấy lá già sẽ chuyển sang màu xanh bạc, lá non lại có màu xanh thẫm. Thiêu lân ở thời kỳ nảy mầm, cây con sẽ gặp nguy hiểm, rất khó khôi phục lại, đồng thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng ra rễ và phát triển của mầm mía. Người ta quan sát thấy, tháng thứ nhất lượng lân được hấp thụ khoảng 27% tổng nhu cầu, đến tháng thứ 6 mới đạt 50% và đạt khoảng 70-72% tổng nhu cầu lân vào tháng thứ 9. Vì vậy khi bón lân cần lưu ý bón sớm, bón đủ lượng lân ngay từ đầu thời kỳ phát triển mầm mía.
- Kali: là nguyên tố có yêu cầu cao nhất trong các khoáng chất đa lưọng. Mía chín có chứa tới 1,4% K2O trong cây, kali thường ở dạng tự do, tham gia vào các quá trình sinh hoá, trao đổi chất, v.v... Thiếu kali làm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của mía. Nếu thiếu kali ở thời kỳ cây con đến đẻ nhánh thân mía bị nhỏ lại, lá bị vàng quanh mép, sau đó chuyển thành màu trắng, trên phiến lá xuất hiện nhiều vệt, điểm màu đỏ. Trong thực tế hiện tượng thiếu kali thường gặp ở ruộng mía trồng trên đất cát pha, đất xám bạc màu... và không được bón phân kali bổ sung. Lượng kali hấp thụ tối đa trong khoảng 6 tháng đầu và trước lúc thu hoạch. Khi bón phân kali cần bón rải vụ, đảm bảo cung cấp đủ lượng kali cần thiết cho từng thời kỳ phát triển của cây.
- Các nguyên tố trung, vi lượng:
Mía rất cần một số nguyên tố trung lượng và vi lượng như: canxi, magiê, lưu huỳnh, sắt, silic, đồng, kẽm, molipđen... nhu cầu đa số các chất này ở mức thấp. Đất chua (pH<6) cần bón bổ sung vôi từ 500-1000 kg/ha. Các nguyên tố trung vi lượng khác có trong đất thường đủ thoả mãn nhu cầu của cây mía. Tuy nhiên trên một số loại đất hoặc trong điều kiện thâm canh mía có thế bị thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, khi đó cần bón bổ sung các loại phân bón trung vi lượng, có thể phối hợp trộn với các loại phân đa lượng, phân hữu cơ hoặc hoà nước để tưới.
Bón bổ sung các chất dinh dưỡng trung, vi lượng không chỉ làm tăng năng suất mà chủ yếu cải thiện chất lượng nước mía, tăng trữ đường và tăng khả năng chống chịu điều kiện bất thường của tự nhiên, sâu bệnh...
Kỹ thuật trồng mía
(Nguồn: Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía – Thái hà, Đặng Mai – NXB Hồng Đức - 2011)
a. Chuẩn bị đất
Đất trồng mía yêu cầu phải bằng phẳng, tơi xốp, sạch cỏ, giữ ẩm tốt vào mùa khô và thoát nước tốt vào mùa mưa. Để đạt các yêu cầu trên cần tiến hành các công việc cày, bừa, san phẳng đất và rạch hàng đặt hom. Cần làm vệ sinh ruộng mía để diệt trừ cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh. Mương liếp bằng phẳng, thoát nước tốt mía sẽ cho năng suất cao, đặc biệt là vụ mía gốc.
- Đối với đất trồng mới: Ở vùng đất cao như Đông Nam bộ và một số vùng khác, cần phải cày bừa, bứng hết gốc cây, sau đó cày bừa kỹ kết hợp san lấp bằng phẳng và rạch hàng đặt hom. Với vùng đất dốc thì hàng mía phải vuông góc với hướng dốc để hạn chế xói mòn. Ở miền Tây Nam bộ và các vùng đất thấp, cần phải lên liếp để nâng cao mặt ruộng. Mặt liếp rộng 4 - 6 m, rãnh giữa các liếp rộng 1,0 - 1,5; đủ đất để nâng mặt liếp lên 40 - 50 cm. Chú ý, khi lên liếp không đưa tầng đất phèn lên mặt ruộng tránh gây hại cây sau này. Sau khi lên liếp không nên trồng ngay mà phải để ít nhất qua một mùa mưa để rửa phèn, tốt nhất nên trồng 1 - 2 vụ đầu trước khi trồng mía. Trước khi trồng mặt liếp phải được cày sâu 20 - 25 cm, bừa cho tơi xốp, sạch cỏ dại rồi rạch hàng đặt hom.
- Đối với đất đã trồng trọt: Thu gom hoặc cày vùi xác bã của câv trồng trước, sau đó tiên hành cày bừa, san phẳng trước khi rạch hàng.
Đối với đất phá gốc mía trồng lại: Cày hoặc cuốc hết gốc mía cũ, để một thời gian cho gốc cũ khô chết hoàn toàn (khoảng 3 - 4 tuần), sau đó cày bừa trồng mới.
b. Thời vụ trồng mía
Thời vụ trổng mía thích hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng và đặc điểm của từng giống mía.
- Miền Bắc: Có 2 vụ trồng chính là vụ đông xuân và vụ thu.
+ Vụ đông xuân trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thu hoạch khi mía được 10-12 tháng tuổi. Đây là vụ chính hàng năm, tránh trồng khi thời tiết quá lạnh (khoảng tháng 1), vì trời rét mía mọc mầm rất kém.
+ Vụ thu trồng tháng 9, thu hoạch sau 13 - 15 tháng. Do thời gian sinh trưởng kéo dài nên năng suất mía thường rất cao. Nhược điểm là khi cây lớn (khoảng 10-12 tháng tuổi) trùng với thời điểm mưa bão nhiều nên dễ bị đổ ngã. Vì vậy cần chọn những giống cứng cây, chống chịu với gió bão tốt để trồng vụ này.
- Duyên hải miền Trung: Có thể trồng vụ đông xuân và vụ thu. Vụ đông xuân có thể kéo dài đến tháng 4 - 5. Vụ thu bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa (tháng 8-9), cây mía mọc mầm và sinh trưởng mạnh, năng suất cao và tránh được sự trổ cờ ở một số giống.
- Tây Nguyên: Thời vụ trồng chủ yếu là đầu mùa mưa (từ tháng 4 - 6), thu hoạch khi mía được 8 -10 tháng tuổi. Những nơi chủ động được nước tưới có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cây mía sẽ cho năng suất cao hơn do thời gian sinh trường dài hơn.
- Đông Nam bộ: Do đặc điểm vùng này là vùng đất cao, có mùa khô dài đến 5 - 6 tháng, giải quyết nước tưới trong mùa khó tương đối khó khăn, do đó thời vụ trồng mía ở vùng này là phải tận dụng tuyệt đối lượng nước vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
+ Vụ đầu mùa mưa trồng vào tháng 5 – 6, thu hoạch khoảng 10-12 tháng sau khi trồng. Trồng vụ này, khi có mưa, đất đủ ẩm, mầm mía mọc nhanh, đẻ nhánh mạnh, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Tuy vậy nếu gặp năm mưa muộn, nếu không chủ động được nước tưới thì tỷ lệ nảy mầm kém và mầm mía mọc yếu ớt.
+ Vụ cuối mùa mưa, trồng khoảng thảng 10 – 11, thu hoạch sau 12 - 15 tháng do đó năng suất mía và tỷ lệ đường cao hơn vụ đầu mùa mưa. Do phải trải qua một mùa khô dài nên cần phải chọn những giống chịu hạn tốt. Khi trồng phải chú ý đến ẩm độ đất, nếu đất thiếu ẩm tỷ lệ nảy mầm kém và cây con sinh trưởng yếu. Một số nơi đất thấp, có nguồn nước tưới thì có thể trồng tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
- Vùng Tây Nam bộ: Đây là vùng đất thấp, hằng năm có lũ ngập vảo tháng 9 - 10. Một số nơi đất bị chua phèn và nhiễm mặn. Thời vụ trồng phổ biến ở đây là vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 - 6), thu hoạch sau 10 - 12 tháng. Thời điểm thu hoạch vào mùa khô nên rất thuận tiện, sau thu hoạch có thời gian làm đất bỏ ải để trồng lại vụ sau. Ở vùng ngập lũ hàng năm thường trồng ngay sau khi nước rút, khoảng tháng 11 - 12, thu hoạch mía sau 8 - 10 tháng trước khi nước lũ năm sau tràn về. Trồng mía ở vụ này cần chú ý chống hạn cho cây mía ở giai đoạn còn nhỏ và hạn chế xì phèn lên lớp đất mặt. Nếu đảm bảo các điều kiện trồng thì năng suất mía và tỷ lệ đường khá cao.
c. Kỹ thuật trồng
- Chuẩn bị hom giống:
+ Phải chọn hom tốt đạt các chỉ tiêu sau:
• Mỗi hom có 3 mắt mầm, mầm không quá dài.
• Hom đạt độ lớn cần thiết (tùy theo giống).
• Hom không mang mầm mống sâu, bệnh quan trọng, không lẫn giống, sây sát hoặc quá già (nên chọn ruộng mía giống 6 - 7 tháng tuổi).
• Hom chuẩn bị xong đem trồng ngay là tốt nhất.
+ Có thể dùng hom ngọn hoặc hom thân và nên chọn hom có mắt mầm không quá già, tốt nhất là nên dùng hom ở ruộng nhân giống hoặc ở ruộng mía tốt khoảng 7 - 8 tháng tuổi.
+ Hom giống phải đảm bảo không bị lẫn tạp giống khác và phải sạch sâu bệnh. Hom giống sau khi thu hoạch phải trồng ngay, nếu để lâu chất lượng sẽ giảm, hom càng tươi trồng càng tốt. Trong một sô trường hợp hom mía cần phải được xử lý trước khi trồng.
+ Một số giống có đặc tính mọc mầm chậm hoặc khi trồng gặp thời tiết lạnh có thể phải ủ một thời gian hoặc xử lý hoá chất đê mọc mầm nhanh hơn. Cách xứ lý hom giống:
• Ngâm trong nước sạch hoặc vôi 1% từ 8 - 24 giờ.
• Hoặc ngâm 5 - 15 phút một trong các dung dịch sau:
- Sunfat đồng 1%: l kg phèn xanh/100 lít nước.
Rovral 2 - 4%: 200 - 400g/100 lít nước.
- Benlat 2 - 4%: 200 - 400 g/l00 lit nước.
+ Ở các vùng thường hay nhiễm một số bệnh quan trọng như phấn đen, phấn trắng, thối nõn, nên xử lý dung dịch benomyl 0,2% trong khoảng thời gian 20 - 30 phút hoặc ngâm hom trong nước nóng 52°C.
- Khoảng cách và mật độ trồng:
+ Cần chọn khoảng cách và mật độ trồng thích hợp để cây mía đạt năng suất và chất lượng đường tối ưu nhất.
+ Mật độ trồng có thể phụ thuộc vào các yếu tố như: giống mía, điều kiện khi hậu, đất đai và tập quán canh tác.
• Ở các tỉnh Nam bộ, do mùa khô kéo dài, điểu kiện tưới khó khăn nên khoáng cách hàng trồng thường hẹp để tận dụng đất, giúp cây mía chịu hạn tốt hơn. Tuy nhiên nếu điều kiện chăm sóc bằng cơ giới thi khoảng cách hàng phải thưa hơn.
• Ở miền Bắc, miền Trung và một số nơi ở Tây Nam bộ, do phải vun luống để chống đổ ngã vào mùa mưa bão và tạo rãnh để thoát nước nên khoảng cách trồng thưa hơn. Khoảng cách và mặt độ trồng thường được áp dụng ở các vùng là:
- Khoảng cách hàng 1.0 - 1,2 m: 34.000 hom/ha.
- Khoảng cách hàng 1,3 - 1,4 m: 30.000 - 32.000 hom/ha.
- Khoảng cách hàng dưới 1 m: 38.000 - 40.000 hom /ha.
- Cách trồng:
+ Rạch hàng: Căn cứ vào khoảng cách hàng đã định để rạch hàng đặtt hom. Độ sâu của hàng có thể khác nhau tùy theo tầng canh tác và điều kiện sản xuất cụ thể, ở vùng đất cao, khô hạn cẩn trồng sâu. Vùng đất thấp, chua phèn thì trồng cạn hơn. Độ sâu rạch hàng thường biến động trong khoảng 15 - 30 cm.
Bón phân cho mía
+ Bón lót: Trước khi đặt hom cắn bón lót vào rãnh toàn bộ lượng phân hữu cơ, toàn bộ phân lân (P), một phần phân đạm (N) và một phần kali (K). Cần bón thêm một số thuốc trừ sâu dạng hạt như: Diaphos, Furadan... để phòng sâu đục thân và mối.
+ Bón phân: Cho 1 ha mía (10000 m2).
• Phân hữu cơ: 10-20 tấn/ha.
• Vôi: 0,5 - 1 tấn/ha (khi đất có pH -4-5.)
• Phân hóa học:
Mùa vụ |
N (kg) |
P2O5 (kg) |
K2O (kg) |
Mía tơ |
175 – 200 |
90 – 120 |
150 – 200 |
Mía gốc |
200 - 230 |
100 - 135 |
170 - 230 |
Quy ra dạng thương phẩm:
Công thức 1 |
Công thức 2 |
Urê: 380 – 435 kg |
Urê: 300 – 350 kg |
Supe lân: 450 – 600 kg |
DAP: 200 – 250 kg |
Kali clorua: 250 – 300 kg |
Kali clorua: 250 – 300 kg |
• Cách bón: (mía tơ)
- Bón toàn bộ vôi trước khi làm đất.
- Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, supe lân hoặc 1/2 kg DAP và l/3 kg kali clorua.
- Bón thúc 1 (1 tháng sau khi trổng): Bón ½ kg DAP còn lại. 1/2 kg urê và 1/3 kg kali clorua.
- Bón thúc 2 (3 tháng sau khi trồng): Bón l/2 kg urê và l/3 kg kali clorua còn lại.
+ Đặt hom: Sau khi hoàn tất cồng việc rạch hàng, bón lót phân thì tiến hành đặt hom giống. Có nhiều kiểu đặt hom khác nhau:
• Đặt 1 hàng nối tiếp nhau.
• Đặt 2 hàng cặp đôi.
• Đặt 2 hàng so le (kiểu nanh sấu).
• Đặt hom xiên kiểu xương cá. Nếu chất lượng hom giông tốt, đất đủ ẩm thì nên đặt hom theo kiểu 1 hàng nối tiếp hoặc kiểu 2 hàng so le để tiết kiệm hom giông. Chú ý, khi đặt hom. Mắt mầm phải nằm hai bên hom đế mọc mầm dễ hơn. Cần chuẩn bị một số hom giâm sẵn để trồng dặm nếu thấy cần thiết.
+ Lấp đất: Đây là một trong những công đoạn không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và mật độ cây mía sau khi trồng. Đặt hom đến đâu phải lấp đất ngay đến đó, không để hom phơi lâu trên ruộng. Đất lấp kín hom với độ dày vừa phải (khoảng 3 – 5 cm), ở vùng đất cao, nên trồng vào cuối mùa mưa (tháng 11 - 12) cần phải lấp đất sâu hơn và phải nén chặt để hom tiếp xúc với đất, như vậy hom mía không bị chết khô.