Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Nguồn gốc

Đặc điểm sinh trưởng

Kỹ thuật trồng

Tài liệu tham khảo

 

Nguồn gốc


Cây hoa Loa kèn có tên khoa học là lilium thuộc họ Liliaceae. Tên tiếng Anh là Lily. Lịch sử sử dụng hoa Loa kèn đã có từ cách đây hơn 3000 năm. Chi Lilium có khoảng 100 loài nguồn gốc ở nhiều nơi thuộc Bắc bán cầu. Đối với loài loa kèn trắng (Lilium longiflorum) có nguồn gốc ở các đảo Ryukyu phía nam của Nhật Bản, được đưa vào nước Anh năm 1819 và sản xuất củ giống để bán đầu tiên vào năm 1853 ở Bermuda. Còn loài Lilium candidum màu hoa trắng sứ thì có nguồn gốc ở Siry, Tiểu á trong khi Lilium tigrinum hoa có đốm như da hổ thì nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Ở Việt Nam trước năm 2000 chỉ trồng cây hoa Loa kèn màu trắng (Lilium longiflorum). Đầu những năm 2000 hoa Loa kèn với các màu sắc khác nhau từ Hà Lan, Trung Quốc đã bắt đầu được trồng thử nghiệm, ở các thời vụ, có hoa bán ở nhiều thời điểm khác nhau. Do vậy, đối với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có thể trồng hoa Loa kèn gần như quanh năm. Tuy nhiên cần xem kỹ lý lịch giống, thời gian sinh trưởng, dự định có hoa bán vào thời kỳ nào để quyết định thời vụ trồng.


 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Đặc điểm sinh trưởng
Là cây thân thảo có nhiều đốt, tại các đốt phát triển thành cành. Rễ của cây là rễ chùm, một số rễ phình ra thành "củ", đây là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng, và được sử dụng trong nhân giống.
Phần lớn các loài Loa kèn có 2 bộ rễ: rễ mọc từ củ và rễ mọc từ thân cây dưới tầng đất. Bộ rễ mọc từ thân ra sớm hơn rễ mọc từ củ, thường ra thời gian ngắn sau khi trồng, hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trong khi rễ từ củ chưa ra.


Cây hoa Loa kèn là cây mùa đông có phản ứng xuân hóa, trải qua giai đoạn lạnh rồi vươn lóng, ra hoa khi nhiệt độ lên cao. Trong kỹ thuật trồng hoa Loa kèn người ta thường xử lý để rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây ra hoa nhanh hơn.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Kỹ thuật trồng

Chọn vùng đất và yêu cầu với đất trồng
Cây hoa loa kèn có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên ưa thích đất phù sa trung tính pH 6,5-7, đất xốp, thoát nước tốt. Làm đất kỹ, lên luống rộng 80 cm. Như trên đã nêu, cây hoa Loa kèn có 2 bộ rễ, bộ rễ mọc từ củ và mọc từ thân đoạn nằm dưới mặt đất và ngoài ra rễ không chịu được ngập nước do vậy cần lên luống cao, từ 35-40 cm.

Thời vụ
Cây hoa Loa kèn thích hợp nhiệt độ để ra rễ là 9-130C trong 3 tuần đầu, do vậy ở các nước phát triển có điều kiện trồng hiện đại, trong 3 tuần đầu Loa kèn được trồng ở điều kiện vùng rễ đạt được ở nhiệt độ trên. Khi bộ rễ phát triển tốt, Loa kèn có thể sinh trưởng tốt hơn ở điều kiện lạnh hoặc nóng.
Đối với giống loa kèn trắng đã trồng ở Việt Nam nhiều năm, thời vụ trồng ở vùng đồng bằng Bắc bộ là từ tháng 9 đến tháng 12, còn đối với vùng núi cao như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt, Bắc Hà thì có thể trồng quanh năm.


Mật độ trồng
Mật độ trồng phụ thuộc vào kích thước củ to hay bé, thường từ 15-20 x 20-25 cm tức là vào khoảng 150.000-170.000 củ/ha (tương đương 5300-6000 củ/sào Bắc bộ)

 

(Nguồn ảnh: http://nongthonviet.com.vn)

Đào hố, bón phân lót, các chất xử lý nguồn bệnh gây thối củ, trộn đều với đất, xong rải lớp đất mỏng lên trên phân rồi trồng. Lấp lớp đất trên mặt trên của củ 10-12 cm, dùng tay ấn nhẹ trên lớp đất phủ trên củ để tránh cho củ nghiêng, lay động. Trồng xong phủ rạ hoặc rơm trên mặt luống xong tưới nước ngay. Phủ rơm rạ cho Loa kèn vừa có tác dụng giữ ẩm đất, giữ cho nhiệt độ đất ôn hòa, không dí đất tạo điều kiện tốt để bộ rễ thân và rễ củ nhanh ra và phát triển tốt.


Bón phân


Bón phân cho cây hoa Loa kèn

Loại phân

Tổng lượng phân bón

Bón lót

Bón thúc 1

Bón thúc 2

Bón thúc
3

Phânchuồng, tấn/ha

14-16

14-16

+ Phân đạm, kg/ha

- Tính theo N

140-180

30

30

40-50

30-50

- Tính theo phân urê

261-348

65

65

87-109

87-109

+ Phân lân, kg/ha

- Tính theo P2O5

70-90

70-90

 - Tính theo phân      supe lân

360-480

360-480

+ Phân kali, kg/ha

- Tính theo K2O

120-150

50

30-50

40-50

- Tính theo phân      kali clorua

167-233

67

50-83

50-83

 

Tùy giống cao cây hay thấp cây, tùy thuộc đất giàu hay nghèo dinh dưỡng lựa chọn mức phân bón thích hợp giới thiệu trên bảng 2.6.9. Phân hữu cơ phải hoai mục, khi bón phân lót phải phủ đất rồi mới đặt củ tránh củ tiếp xúc trực tiếp với phân.
+ Bón thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày.
+ Bón thúc lần 2 bón cho cây vươn đốt, lóng.
+ Bón thúc lần 3 bón cho cây khi hình thành nụ hoa.


Về đầu trang

home

 

 

 

Tài liệu tham khảo


- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa,2005, Sổ tay phân bón, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bài giảng phân bón.
- Hoa và cây cảnh, Sản phẩm KHCN, Viện nghiên cứu rau quả. (http://www.favri.org.vn/index.php/vi/sa-n-pha-m-khcn/hoa-va-ca-y-ca-nh/gia-ng).
- Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, Tài liệu đào tạo nghề, Kỹ thuật trồng hoa, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam