Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Nguồn gốc xuất xứ

Hiện trạng trồng và sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam

Đặc điểm sinh trưởng

Điều kiện sinh thái

Kỹ thuật trồng trọt

Tài liệu tham khảo

 

Nguồn gốc xuất xứ


Cây hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera Jamesonii Bolus thuộc họ Cúc: Asteraceae/Compositae. Tên tiếng Anh là Gerbera (hoặc các tên tiếng Anh khác: African daisy, Transvaal daisy, Barberton daisy).
Cây hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi, được đưa về vườn thực vật nước Anh, sau đó Pháp, Hà Lan và nhiều nước khác trồng và lai tạo. Tên khoa học của cây Hoa đồng tiền Gerbera là tên của nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber, và Jamesonii là tên của Robert Jameson, những người thu thập mẫu cây đồng tiền về Barberton năm 1884. Cây hoa đồng tiền được coi là một trong mười loại hoa quan trọng nhất.


 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Hiện trạng trồng và sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam


Cây hoa đồng tiền được trồng ở Việt Nam từ những năm 1940, cho đến trước những năm 1990 chỉ là giống hoa đơn bông nhỏ, ít cánh, cánh nhỏ. Từ sau những năm 90 các giống mới hoa kép bông to, cánh to, nhiều cánh nhiều màu sắc từ Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc,... mới được nhập vào Việt Nam.
Hiện nay giống trong sản xuất rất ít, đa số là giống nhập từ nước ngoài, không tự sản xuất được, các giống trồng trong sản xuất đã lạc hậu, biểu hiện ở năng suất thấp, không được tươi lâu cây dễ nhiễm sâu bệnh... Đầu tư cho cơ quan khoa học về hoa cắt rất ít nên còn rất nhiều vấn đề về chọn tạo giống, nhân giống ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất bảo quản, xử lý hoa. - Giá thành bao gói cao. Thời gian bảo quản hoa đồng tiền có thể dài, nhưng cành giòn, dễ gãy, việc bao gói hiện nay vấn đơn giản nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch tương đối cao.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Đặc điểm sinh trưởng


Cây hoa đồng tiền là cây lưu niên, trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 4-5 năm. Có thể trồng cây con từ hạt, từ nuôi cấy mô hoặc tách cây. Cây hoa đồng tiền có đặc điểm vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa sinh thực nên bón phân theo chu kỳ dựa trên khí hậu, thời tiết, dựa vào giá hoa ở thị trường và dựa vào tính chất đất. Đồng tiền ưa thích nhiệt độ 240C, có thể chịu được nhiệt độ cao 30-340C tuy nhiên phát triển kém. Cây hoa đồng tiền có thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ chồi thân. Rễ cây hoa đồng tiền xốp dễ bị nhiễm bệnh thối rễ, do vậy đất trồng phải duy trì ẩm nhưng phải thoáng khí.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ: Đa số các giống Đồng tiền được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 – 25oC, tuy nhiên một số giống chịu nhiệt độ cao hơn (30 – 40oC) nếu nhiệt độ < 12oC hoặc > 35oC cây sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, dẫn đến chất lượng hoa xấu.
Ánh sáng: Đồng tiền là cây có phản ứng với chu kỳ ánh sáng nhẹ, phản ứng mạnh với cường độ ánh sáng. Người ta có thể trồng Đồng tiền vào mùa nắng nóng bằng cách dùng lưới đen che để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp cho Đồng tiền sinh trưởng tốt phục vụ mục đích thương mại.
Ẩm độ: Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, độ ẩm không khí từ 55 - 65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trưởng.


Về đầu trang

home

 

 

 

Kỹ thuật trồng trọt


Chọn vùng đất
Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi, xốp, nhiều màu, độ pH từ 6 - 6,5 phù hợp với đất thịt pha cát. Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định.


Mật độ trồng
Làm đất kỹ, lên luống rộng 70-90 cm, cao 30-40 cm, ruộng, vườn phải thoát nước tốt.
Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 25-30 cm trồng so le, tương đương có số cây 50.000->60.000 cây/ha (hay khoảng 2000 cây/sào Bắc bộ). Thân và rễ cây hoa đồng tiền dễ bị nhiễm bệnh thối thân hoặc rễ nên không được trồng sâu, cổ rễ ngang bằng với mặt luống.


(Nguồn ảnh: Tài liệu đào tạo nghề, Kỹ thuật
trồng hoa, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị)

Thời vụ
Do là cây lưu niên, nên thời vụ trồng không bị bó hẹp trong khoảng thời gian nào. Tuy nhiên nên chọn vào thời kỳ mát mẻ, mưa nhiều, vào mùa xuân, đầu mùa hè để khi trồng cây nhanh hồi xanh, đỡ công tưới nước, chăm sóc ban đầu.


Nhân giống
Hoa Đồng tiền có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp như: Nhân giống bằng hạt, nuôi cấy mô. Đây là phương pháp nhân giống chủ yếu đối với cây hoa đồng tiền hiện nay. Ngoài ra nhân giống đồng tiền bằng cách tách cây là một phương pháp mà người dân thường dùng.
Một số giống hoa trồng phổ biến trong sản xuất : Giống Thanh Tú Giai nhân, giống Thảo nguyên nhiệt đới, giống Kim hoa sơn, giống Yên Hưng….


Cách trồng
Trồng hoa Đồng tiền phải trồng nổi, cổ rề cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân.
Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây đồng tiền bị đổ ngả nghiêng dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây.


Bón phân

Có thể rải đều phân trên mặt luống rồi trộn với đất rồi rải 1 lớp đất lên hoặc bổ hốc, cho phân vào hốc rồi trộn đều phân và đất xong rải lớp đất lên trên. Bón xong phân 3-5 ngày thì trồng.

Loại phân

Bón lót lúc trồng mới

Bón thúc

Số lần bón/năm

Lượng bón/lần/ha

+ Phân chuồng, tấn/ha

20-25

2-3

8-10

+ Phân đạm, kg/ha
- Tính theo N

30

 

12-18

25-30

- Tính theo phân urê

67

54-65

+ Phân lân, kg/ha
- Tính theo P2O5

 

70-90

 

2-3

 

70-90

 - Tính theo phân      supe lân

420-540

420-540

+ Phân kali, kg/ha
- Tính theo K2O

 

40

 

12-18

 

15-20

- Tính theo phân      kali clorua

67

25-33

Phân hữu cơ: chọn phân chuồng hoai mục, hoặc phân gia cầm đã ủ mục (nếu sử dụng phân gia cầm thì lượng bón chỉ bằng 2/3 hoặc 3/4 lượng phân chuồng). Nếu có điều kiện trộn với 5-10 tấn trấu/ha.
Khoảng phân bón trên, tùy thuộc giá hoa hồng ở thị trường, tùy thuộc đất đai giàu hay nghèo mà quyết định lượng bón.
Cây hoa đồng tiền thường được trồng dày, tán lá khép kín do vậy rất khó cho bón phân thúc, trường hợp này cần chia nhỏ lượng phân ở mỗi lần bón thúc và hòa vào nước tưới. Ngay sau khi tưới phân cần tưới nước lã để rửa phân bám trên mặt lá làm cháy lá.


Chăm sóc

Nước tưới
Đối với cây hoa đồng tiền tốt nhất lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt vào giữa 2 hàng cây mỗi ngày tưới 1 - 2 giờ.


Thông gió trong nhà che

Mùa hè trồng đồng tiền trong nhà che cần thông gió bằng cách hạ lưới xung quanh để hạ thấp nhiệt độ. Về mùa đông tùy điều kiện thời tiết mà đóng cửa giảm bớt sâu bệnh, nâng cao nhiệt độ, nồng độ CO2 không những có lợi cho quang hợp mà còn làm cho màu sắc hoa tươi hơn.


Ngắt bỏ lá già

Mỗi tháng cần định kỳ ngắt bỏ lá già, hạn chế sinh trưởng quá mạnh làm cho cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực được thuận lợi, đồng thời còn làm cho ruộng thông thoáng hơn, ánh sáng đầy đủ hơn và giảm được sâu bệnh.
Những nụ già nhiều cũng cần ngắt bỏ bớt. Ngắt nụ xấu, giữ nụ tốt, những nụ để lại cũng cần có mức độ phát triển khác nhau. Mùa hè phải khống chế sự ra hoa để tích luỹ dinh dưỡng cho cây đến mùa đông có hoa đẹp.


Trồng lại

Hoa đồng tiền cho hoa rộ vào năm thứ hai, thứ ba, lúc này chất lượng hoa đẹp. Tuỳ theo giống khác nhau mổi cây mỗi năm có thể cho 40- 80 hoa, sau đó giảm dần. Nói chung trồng trong nhà che có thể được 4 năm thì phải trồng lại, chăm sóc tốt có thể kéo dài hơn.

Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Sâu hại:
Đồng tiền thường có các loại sâu hại như: Bọ phấn trắng, rệp nhảy, nhện chân tơ, nhện đỏ, bọ trĩ…
Biện pháp phòng trừ chung nhất là: Vặt bỏ lá già, lá bị bệnh, nụ, hoa bị hại để tiêu hủy, làm cỏ vườn sạch sẽ, sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu bệnh.


Bệnh hại:

Nguồn nấm là mối nguy hiểm nhất với hoa Đồng tiền, có một số bệnh như: bệnh đốm lá, phấn trắng, nấm hạch, mốc tro, thối gốc.
Biện pháp phòng trừ: Tiêu độc đất trước khi trồng, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, vặt bỏ lá già, nhờ bỏ cây bị bệnh, tiêu độc đất nơi cây bị bệnh hoặc thay bằng đất khác. Sử dụng thuốc hóa học để trừ nấm bệnh.


Thu hoạch và bảo quản

Thời gian thu hái

Thời gian thu hái thích hợp nhất là khi cuống hoa đứng thẳng, các cánh hoa ngoài mở phẳng ra. Trong ngày, thời điểm hái hoa tốt nhất là vào sáng sớm và chiều mát, lúc này cuống hoa chứa đầy nước, tránh cắt vào lúc cây bị héo hoặc ban đêm lúc hoa ở trạng thái nửa khép. Cách thu hái là lấy tay cầm gốc cuống hoa bẻ nghiêng cho gãy tại chỗ sát gốc cuống hoa (phần tiếp xúc giữa gốc cuống hoa và thân).
Sau khi hái hoa phải cắm ngay vào nước để cuống hút no nước, tăng thêm độ cứng của cuống.


Xử lý hoa sau khi cắt

Chỉ thu hoa vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi thu hoa dùng tay cầm cuống hoa vặn nhẹ, không dùng kéo hoặc dao cắt, sẽ tạo vết thương làm nấm, nước và vi khuẩn xâm nhiễm gây thối cho cây. Sau khi thu hoạch tiến hành phân cấp, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2- 5 cm và cắm ngay vào trong nước, cho hút nước no, trong 24 giờ tiến hành bao gói hoa, cứ 10 bông bó lại thành bó sau đó xếp vào hộp tùy theo hộp to, nhỏ mà xếp số lượng hoa cho phù hợp.


Về đầu trang

home

 

 

Tài liệu tham khảo


Tài liệu tham khảo
- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa,2005, Sổ tay phân bón, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bài giảng phân bón.
- Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, 2012, Quy trình kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng.
- Hoa và cây cảnh, Sản phẩm KHCN, Viện nghiên cứu rau quả. (http://www.favri.org.vn/index.php/vi/sa-n-pha-m-khcn/hoa-va-ca-y-ca-nh/gia-ng)
- Tài liệu đào tạo nghề, Kỹ thuật trồng hoa, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam