Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Nguồn gốc, phân bố

Đặc điểm sinh lý cây gấc

Điều kiện sinh thái

Kỹ thuật trồng

Tài liệu tham khảo

 

Nguồn gốc, phân bố


Cây gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng (muricia cochinchinensis Lour., muricia mixta Roxb.). Tên nước ngoài - Muricie (Pháp).
Cây gấc thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Chi Momordica L. có khoảng 45 loài trên thế giới, đa số là cây trồng, tập trung chủ yếu vào các vùng nhiệt đới, châu Phi và châu Mỹ. châu Á có 5 - 7 loài, trong đó Việt Nam có 4 loài. Gấc được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin, Lào và Việt Nam. Gấc là loại dây leo, lá mọc so le, có 3 -5 thuỳ. Cây đực và cây cái riêng biêt. Quả hình bầu dục, có nhiều gai, khi chín mầu đỏ. Dầu gấc có tiền sinh tố A rất cần thiết cho cơ thể phát triển dùng trong trường hợp cơ thể thiếu sinh tố A, trẻ em chậm lớn, quáng gà mờ mắt và chữa bỏng. Nhân dân còn dùng hạt gấc chữa mụn nhọt, bị thương, sưng vú...


(Nguồn ảnh: http://vienduoclieu.org.vn/)

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Đặc điểm sinh lý


Gấc thuộc loại cây ưu sáng và ưa ẩm, sinh trưởng, phát triển nhanh trong điều kiện được chăm sóc tốt và có đủ dàn để leo. Hàng năm sau khi quả được thu hoạch, cây có hiện tượng rụng lá. Để tạo điều kiện cho cây ra chồi khỏe, thường chặt bỏ toàn bộ thân leo, chỉ chừa lại phần gốc, mục đích tạo chồi mới.
Cây có thể ra 30-60 quả/năm, trọng lượng quả từ 0,5-2 kg, có thể nặng tới 3 kg.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Điều kiện sinh thái


Gấc trồng mùa xuân vào lúc thời gian ấm áp, có nhiêt độ từ 20 - 250C cây mọc khoẻ, nếu dưới 150C hạt nẩy mầm chậm.


Về đầu trang

home

 

 

 

Kỹ thuật trồng


Yêu cầu đất trồng

Gấc rất dễ trồng mọc khỏe, không đòi hỏi điều kiện gì khắt khe lắm chỉ cần chú ý chọn đất nơi cao ráo, không bị úng nước. Để tao nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây, cần làm đất và phải cuốc hốc trước một tháng. Mỗi hốc rộng 60 cm sâu 40 cm, cho nhiều chất mùn, rác trộn với phân chuồng đã mục, san bằng mặt đất, gieo hạt, trồng cây con hay cây mầm.


Thời vụ trồng
Gấc trồng tốt nhất từ trung tuần tháng 2 đến trung tuần tháng 3, tháng 6 cây ra hoa, nếu gấc đã trồng cũ thì hoa ra sớm hơn. Từ tháng 9 tháng 10 trở đi quả chín, cho đến tháng giêng năm sau thì hết quả.


Chọn giống
Chọn giống bằng hạt: Cần chọn quả lấy hạt ở những cây có quả to, sai quả, đợi cho quả chín đỏ hoàn toàn mới cho thu quả và nên để cho quả chín rực thêm vài ngày sau đó dùng tay bóp lấy hạt. Trước khi gieo thì cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nẩy mầm.

Chọn giống bằng hom: Chọn những cây sai quả, quả to, chín đẹp làm cây lấy hom giống. Chọn dây gấc bánh tẻ cắt thành từng đoạn dài từ 30 - 40 cm (gọi là hom) mỗi hom phải chọn 2 - 3 đốt trở lên.



Mật độ trồng
Gấc không kén đất nhưng để có năng suất cao cần đào hố trồng có khoảng cách: Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4 m, sâu 40 - 60 cm. Mật độ 500 cây/ha.

Làm giàn
Phải có giàn gấc mới ra nhiều quả và đặc biệt cho leo ngang quả sẽ nhiều hơn. Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió, bão làm đổ, trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng những cây để làm cọc như tre, tận dụng các loại cây có sẵn như: Vải, nhãn, xoài, hồng, bưởi... dây thép có khoảng không rộng 30 x 30 cm có thể giữ được từ 3 - 5 năm.


 

Bón phân
Bón lót: bón một hố 5-10 kg phân chuồng hoai hoặc 1 – 1,5 kg phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh + 0,5 kg lân + 40-50 g Furadan hoặc Basudin để ngừa các loài mối mọt, sâu trong đất. Bổ sung thêm 0,5-1 kg vôi bột nếu đất chua. Vôi bột cần trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân chuồng.
Bón thúc: có 2 cách bón thúc như sau:


Cách 1: sử dụng 100 phân bón hóa học
Lượng phân bón hóa học (kg/ha): 150 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O.
- Lần 1 (sau khi trồng 1 tháng): 1/3 N + ¼ K2O.
- Lần 2 (sau trồng 2,5-3 tháng): 1/3 N + ¼ K2O.
- Lần 3 (khi gấc bắt đầu có trái): 1/3 N + ½ K2O.
Chú ý: bón lót 100% lân


Cách 2: sử dụng 50% phân hóa học + 50% phân hữu cơ sinh học.
Lượng phân bón: 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học + 75 kg N + 50 kg P2O5 + 75 kg K2O.
- Lần 1 (sau khi trồng 1 tháng): ¼ HCSH + 1/3 N + ¼ K2O.
- Lần 2 (sau trồng 2,5-3 tháng): ½ HCSH + 1/3 N + ¼ K2O.
- Lần 3 (khi gấc bắt đầu có trái): ¼ HCSH + 1/3 N + ½ K2O.
Cách bón: bón cách gốc 30-40cm, có thể rải đều phân lên mặt đất hoặc rạch hàng rồi bón, sau đó lấp đất lại, tưới ẩm.


Kỹ thuật chăm sóc
Khi mọc dài khoảng 30 - 40 cm, theo dõi bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn, thường xuyên kiểm tra các gốc, gốc nào có nhiều quả sau năm thứ nhất giữ lại. Cuối mùa hoa, cắt bớt các nhánh con không có hoa để tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc từ 25 - 30 cm để kích thích dễ gốc phát triển.
Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa dụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Độ ẩm thích hợp trồng gấc là 70 - 80% độ ẩm tối đa.
Thụ phấn nhân tạo: Gấc là loại cây đơn tính. Việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm... để tăng năng suất tiến hành thụ phấn nhân tạo đây là cách làm có hiệu quả dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên nhị của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.
Xử lý để gốc gấc: khoảng cuối tháng 2 dương lịch cây gấc đã rụng lá gần hết, dùng dao hoặc kéo cắt dây gấc đi chừa lại một đoạn gốc dài từ 40 - 60 cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng 20 cm, sâu 10 cm cách gốc 25 - 30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới. Mỗi năm cắt dây một lần, sau 2 - 3 năm gốc gấc to sẽ cho nhiều trái nếu chăm sóc tốt.


Sâu bệnh và cách phòng trừ
Các loại sâu hại : Hiện nay đã phát hiện một số loại sâu bệnh phá hoại cây gấc như bọ dừa, bọ cánh cứng cánh màu vàng, sâu xanh ăn phá hoại lá gấc. Phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Vibaau 50ND pha 25 cc/bình 8 lít và xịt đều trên lá.
Bệnh hại: Bệnh đốm lá, hoa lá, tuyến trùng: xịt dung dịch Benlate C, hoặc Rovral, Vibensu 4%o (phần ngàn) lên lá; với bệnh hoa lá chữa bằng cách nhổ bỏ phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm truyền bệnh.


Thu hoạch


 

Thu hoạch khi quả bắt đầu chín, màu xanh của vỏ quả chuyển sang màu hồng đỏ, trên quả lúc đó màu đỏ chiếm diện tích trên ½ vỏ quả. Thu hoạch vào giai đoạn này quả đạt khối lượng cao nhất và đảm bảo chất lượng.


 

Về đầu trang

home

 

 

 

Tài liệu tham khảo


- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2005, Sổ tay phân bón, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bài giảng phân bón.
- Ths. Trương Vĩnh Hải (2011), Nghiên cứu ứng dụng quy trình canh tác tổng hợp xây dựng vùng sản xuất Gấc nguyên liệu tại tỉnh Đắk Nông phục vụ chế biến xuất khẩu (1/2009 – 12/2011), Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ ngông nghiệp vốn vay ADB, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam; (http://snnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20CNNN/Quy%20tr%C3%ACnh%20canh%20t%C3%A1c%20g%E1%BA%A5c.pdf

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam