Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Nguồn gốc, phân bố

Đặc điểm sinh trưởng

Điều kiện sinh thái

Kỹ thuật trồng

Tài liệu tham khảo

 

Nguồn gốc, phân bố


Cây nghệ (Curcuma longa L. hay Curcuma domestica Valet). Tên nước ngoài - Common turmeric, long turmeric (Anh), safran des Indes (Pháp).
Cây nghệ thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Nghệ mọc hoang dại cũng như đã được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á như Ấn Độ, Inđônêxia, Cămpuchia, Lào, v v... ở Việt Nam được trồng ở khắp nơi làm gia vị và làm thuốc. Nhân dân ta từ lâu đã dùng nghệ để chữa bệnh da vàng, đau dạ dày, phụ nữ sau khi sinh nở, v.v... Nghệ còn có tác dụng lên da non, chóng lành sẹo vết thương. Ngoài ra nghệ còn dùng trong một số ngành như làm chất nhuộm bơ, pho mát, bột cari, nhuộm tơ lụa, làm giấy chỉ thị màu. Với nhu cầu tiêu thụ rộng rãi nghệ là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Nghệ có nhiều loại mọc hoang dại cũng như được trồng trọt nhưng chỉ có hai loài được dùng nhiều là Curcuma longaCurcuma zanthorrhiza họ gừng (zingiberaceae). Nhân dân ta từ lâu đã thu hái và đưa vào trồng trọt loài Curcuma longa để sử dụng và chữa bệnh.


 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Đặc điểm sinh trưởng


Nghệ là loại thân cỏ cao 60 - 100 cm. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng đến màu cam sẫm. Thân rễ sống nhiều năm, thân khí sinh tàn lụi hàng năm. Lá hình trái xoan, thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45 cm, rộng 18 cm, cuống lá có bẹ. Hoa tự bung hình trụ ở ngọn, lá bắc màu lục pha vàng ở đầu, cánh hoa ngoài phía gốc màu xanh lục vàng dần lên các thuỳ nên toàn bông hoa có màu vàng, lá bắc gần ngọn pha màu hồng ở đầu lá; cánh hoa chia 3 thuỳ, 2 thuỳ hai bên đứng và phẳng, thuỳ giữa lõm thành máng sâu. Quả khi chín hạt có áo hạt. Mùa quả tháng 7 và tháng 8.

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Điều kiện sinh thái


Nghệ là loài sinh trưởng và phát triển mạnh. Từ mầm ngủ của rễ củ mọc lên thành thân giả mang lá và hoa sống suốt năm, đến mùa đông thì tàn lụi.
- Nghệ ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển là 20 - 250C, lượng mưa trung bình trong năm từ 2.000 - 2.500 mm, ẩm độ không khí 80 - 85%, nghệ ưa đất cao ráo, thoát nước, có độ pH = 6,5 - 7.


Về đầu trang

home

 

 

 

Kỹ thuật trồng trọt


Chọn đất trồng:
Những vùng đất cát pha ở đồng bằng hoặc đất thịt nhẹ ở trung du và miền núi đều thích hợp để trồng cây nghệ.


Yêu cầu đất trồng
Nghệ ưa đất cao ráo, thoát nước, có độ pH = 6,5 - 7. Nếu đất đồi dốc, đánh luống ngắn dọc theo sườn đồi để dễ thoát nước và hạn chế xói mòn.
Trước khi làm đất nên phun thuốc trừ cỏ bằng một số loại như: Dual Gold 960EC, Hecco 600EC, Lasso 48EC ...


Mật độ, khoảng cách
Khoảng cách trồng là 25 x 30 cm hoặc 30 x 30 cm. Mật độ cây trồng và phân bón có liên quan đến năng suất nghệ. Một hécta cần đảm bảo 110.000 - 115.000 cây.
- Khoảng cách: 30 x 35 cm.
- Mật độ: 70.000 hốc/ha.
Đất cần được cày bừa thật kỹ trước khi lên luống. Đất trên mặt luống phải được nhặt sạch cỏ. Rạch hàng ngang mặt luống cách nhau 25 cm, sâu 10 – 15 cm.


Thời vụ trồng
Thời vụ trồng: ở Việt Nam nghệ thường được trồng vào cuối tháng 2 đến hết tháng 3.


Chuẩn bị củ giống
Nghệ là loài sinh sản vô tính trồng bằng mầm củ, nghệ có nhiều giống khác nhau: Nghệ đen, nghệ vàng, nghệ đỏ (quy trình này chỉ khuyến cáo, hướng dẫn cho giống nghệ vàng).
Chọn cây làm giống: Là cây một năm trải qua hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng ra củ và giai đoạn hoa tàn lụi. Cây phải sinh trưởng và phát triển bình thường không bị nhiễm sâu bệnh, tách các nhánh bánh tẻ để làm giống.
- Củ giống là củ bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá, có từ 2 - 3 mắt mầm.
- Lượng giống cho 1 ha là: 2.000 kg.


Kỹ thuật trồng
Mầm đem trồng là những nhánh bánh tẻ tách ra từ củ giống chọn lọc, trồng theo hốc đã bổ đặt củ giống xuống rồi lấp đất 4 - 5 cm. Nếu có điều kiện phủ lên mặt luống một lớp rơm rạ hay trấu để giữ cho đất ẩm.


Phân bón và kỹ thuật bón phân
Phân bón

Nghệ là cây lấy củ, phàm ăn nên các loại phân chuồng mục đều bón được. Mỗi ha thường bón 20 - 25 tấn phân chuồng cùng với 250 - 300 kg N, 200 - 300 kg P2O5 và 100 - 150 kg K2O. Phân chuồng, phân lân, 1/3 phân đạm và 1/3 phân kali bón lót. Số phân đạm và kali còn lại dùng để bón thúc vào các thời kỳ cây ra mầm và phát triển thân lá. Có thể dùng nước phân chuồng và tro để thay thế một phần phân đạm và kali. Các vật tư kỹ thuật khác như, trấu hay rơm rạ để phủ sau khi trồng giữ ẩm cho đất.
- Phân chuồng hoai mục: 20 tấn/ha.
- 200 kg N/ha; 300 kg P205 /ha; 200 kg K2O/ha.
Qui đổi ra 1 sào Bắc bộ (360 m2): Phân chuồng: 720 kg, đạm urê 46%: 15 - 16 kg; lân supe 16%: 65 - 70 kg; kali clorua 60%: 9 - 10 kg.

Cách bón phân

Ngày bón

Lần bón

Phân hữu cơ

Đạm

Lân

Kali

Bón trước khi trồng

Bón lót

100%

-

60%

Trong tháng 6

Thúc lần 1

60%

Trong tháng 7

Thúc lần 2

40%

40%

100%

 

Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Sau khi trồng, cần thường xuyên giữ độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Để đất quá khô cây không mọc được, ngược lại quá ẩm hay úng nước, cây dễ bị chết.
Khi cây còn nhỏ, cần xới phá váng tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt. Sau khi trồng 4 đến 5 tháng, cây đã hình thành củ không nên xới xáo làm đứt rễ củ mà chỉ nên làm cỏ bằng tay.


Phòng trừ sâu bệnh
Nghệ ít bị sâu bệnh phá hại vì cây này có khả năng chống chịu cao, đáng chú ý là bệnh thối củ khi bị úng nước, cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, đồng thời việc chọn giống, chọn và làm đất cũng được chú ý đúng mức.


Thu hoạch, chế biến và bảo quản.
a. Thu hoạch:
Thời gian thu hoạch từ khi lá ngả màu vàng, nhiều lá gốc đã khô đến hết thời gian tàn lụi, thường vào cuối tháng 12 hàng năm. Khi cây đã mọc mầm mới thì ngừng thu hoạch. Tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo đất khô.
Trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm rũ sạch đất. Có thể để ngoài ruộng một vài hôm cho khô rễ sau đó rũ sạch dễ dàng, cũng có thể dùng cày lật từng luống rồi nhặt củ, tránh gãy và dập củ nghệ.

b. Chế biến:
Cắt rễ con và đầu thân, rửa sạch đất cát, sơ chế tuỳ theo mục đích sử dụng:
dùng làm giống, dùng tươi hay dùng khô.

 

 

Về đầu trang

home

 

 

 

Tài liệu tham khảo


- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa,2005, Sổ tay phân bón, NXB Nông nghiệp Hà Nội
- Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bài giảng phân bón;
- Nông trường Tam Đảo, (2007), Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây nghệ, (http://snnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20CNNN/Quy%20tr%C3%ACnh%20canh%20t%C3%A1c%20g%E1%BA%A5c.pdf)

 

Về đầu trang

home

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam