Giới thiệu chung
Cỏ Tín hiệu có tên khoa học là Brachiaria eminii (Mez) Robyns thuộc họ hòa thảo, tên tiếng Anh là Signal grass (ở Australia), Suriname grass (ở Jamaica). Cỏ Tín hiệu có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Uganda và một số nước phía Tây kề sát vùng này thuộc châu Phi. Sau đó giống cỏ này đã dược phát triển rộng rãi trên hầu hết tất cả các nước vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Giống cỏ Tín hiệu đã được nhập vào Việt Nam tư những năm 1980 từ 2 nước Cu Ba và Úc vào Viện Nghiên cứu Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu Chăn nuôi và Đồng cỏ khu vực miền núi phía Bắc và Trung tâm Nghiên cứu Trâu Sông Bé. Hiện nay giống cỏ nay đã được trồng và phát triển rộng rãi trong nhiều vùng sinh thái của cả nước để làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Đặc biệt là chăn nuôi trâu và bò thịt.
Đặc điểm sinh trưởng
Giống cỏ Tín hiệu thuộc loại thân bụi dạng nửa bò nửa thẳng (Semierect), lưu niên, cây có thể cao tới 1 m. Cỏ sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ 30-35oC. đồng thời cỏ Tín hiệu có khả năng chống chịu lạnh tốt hơn cỏ Păngôla, có thể sinh trưởng tốt trên độ cao trên 1700 m so với mực nước biển. Là một giống cỏ sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, nhưng cỏ Tín hiệu cũng có khả năng chịu được điều kiện khô hạn từ 4-5 tháng trong mùa khô.
Thời vụ trồng
Nên trồng cỏ vào các tháng mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 7 trong năm nhưng tốt nhất là vào tháng 4, 5, đầu mùa mưa đẻ đảm bảo tỷ lệ sống cao.
Làm đất, mật độ trồng
Giống cỏ Tín hiệu trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau đặc biệt khả năng chống chịu với đất có hàm lượng nhôm di động cao. Việc làm đất trồng cỏ Tín hiệu cũng tương tự nhu làm đất trồng cỏ Ruzi. Khi gieo hạt cỏ tốt nhất là lên luống gieo để đảm bảo độ thoát nước khi mưa to hoặc ngập úng.
Trồng cỏ Tín hiệu có thể bằng thân hoặc bằng hạt. Mật độ trồng: đất tốt trồng trồng hàng cách hàng 50x50 cm, đất xấu trồng khoảng cách hàng 40x40 cm.
Nếu trồng bằng thân: thì cần lượng thân rễ cho một ha khoảng 3500-4000 kg thân. Nếu gieo trồng bằng hạt lượng giống yêu cầu là 2-5 kg/ha, gieo cây con khi cao khoảng 20-30 cm thì nhổ cấy. Mỗi hốc trồng có từ 3-5 dảnh hoặc 2-3 cây con.
Bón phân cho cỏ Tín hiệu
Cỏ Tín hiệu có thể cho năng suất chất xanh tới 36 tấn kg/ha/năm cao hơn so với cỏ Ghi nê và cỏ Păngpôla. Trong điều kiện sản xuất ở một số vùng của Việt Nam, giống cỏ này có thể cho năng suất từ 25-30 tấn vật chất khô/ha/năm. Cỏ có thể trồng dưới tán dừa, tán cây cao su cho năng suất tương đối cao (23 tấn/ha/năm). Tùy thuộc vào tuổi thu cắt làm thức ăn chăn nuôi gia súc, cỏ có hàm lượng chất khô từ 19-27%, hàm lượng protein thô biến động từ 8-11% chất khô, hàm lượng khoáng tổng số tương đối cao từ 8-10%, hàm lượng chất xơ thô (CF) từ 28-33%. Cỏ Tín hiệu có phản ứng mạnh phân lân hơn so với cỏ Ghi nê và cỏ Andrropogon. Cỏ Tín hiệu cũng có phản ứng mạnh với phân đạm hoặc đạm cố định từ cây họ đậu.
Trong điều kiện Việt Nam nên bón phân cho cỏ với liều lượng và thời kỳ bón như sau:
Bảng 4. Bón phân cho cỏ Tín hiệu
Loại phân |
Tổng lượng bón, kg/ha |
Bón lót, |
Bón thúc sau trồng 15-20 ngày, kg |
Bón thúc giai đoạn thu hoạch |
|
Số lần bón/năm |
kg/ha*lần |
||||
+ Phân chuồng |
1000-25000 |
100 |
|||
+ Phân đạm, kg/ha |
4-5 |
||||
- Tính theo N |
120-230 |
20-30 |
20-28 |
||
- Tính theo phân urê |
260-400 |
43-65 |
46-61 |
||
+ Phân lân, kg/ha |
100 |
1 |
|||
- Tính theo P2O5 |
50-80 |
||||
- Tính theo phân supe lân |
300-480 |
||||
+ Phân kali, kg/ha |
30 |
2-3 |
|||
- Tính theo K2O |
80-150 |
28-35 |
|||
- Tính theo phân kali clorua |
133-250 |
46-58 |
Do vậy trong điều kiện thể trồng xen canh với một số cây họ đậu, năng suất cỏ Tín hiệu thường tăng cao hơn. Số lượng phân bón cho một ha cỏ Tín hiệu cũng tùy thuộc vào loại đất và chất dinh dưỡng của đất, đặc biệt tùy thuộc vào mục đích sản xuất, phương thức thâm canh hay quảng canh.
Tuỳ thuộc vào khả năng đầu tư phân bón, tùy thuộc vào đất giàu hay nghèo dinh dưỡng mà chọn mức bón trong khoảng phân bón giới thiệu trên. Nếu muốn thâm canh hoặc trên đất xấu thì chọn mức phân bón cao và ngược lại. ở giai đoạn thu hoạch cứ sau mỗi lứa cắt 10 - 15 ngày (mùa mưa) và 20-25 ngày (mùa khô) bón thúc phân đạm và cứ sau 2 đợt thu hoạch thì bón thúc phân kali.
Nguồn: Sổ tay phân bón, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – NXB Nông nghiệp