Giới thiệu chung
Nhóm cỏ Ghi nê có tên khoa học là Panicum maximum Liconi, Panicum maximum Rivesdable, Panicum maximum TD58, Panicum maximum Hamill, Panicum maximum Common
Cỏ Ghi nê có nguồn gốc ở châu Phi và được phân bố rất rộng rãi ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. ở Australia giống cỏ này đã được đưa vào trên 30 năm nay và nó đã lan rộng ra các vùng khí hậu biển (không có sương muối) nhiệt đới và á nhiệt đới của Bang Queensland với lượng mưa hàng năm khoảng 1000 mm. Ở nước ta cỏ Ghi nê đã được đưa vào Nam bộ từ 1875 và trồng ở Thủ Dầu Một cùng với cỏ Para. Từ đó cho đến nay, nhiều giống cỏ Ghi nê đã được nhập vào nước ta từ Cuba, từ Australia, Thái Lan ... đã được trồng ở nhiều vùng trong cả nước.
Cỏ xả Ghinê (lá lớn) và hạt giống
Đặc điểm sinh trưởng
Cỏ Ghi Nê thích hợp trên hầu hết các nước vùng nhiệt đới. Là loại cao thân bụi trồng lưu niên với chiều cao cây từ 60-200 cm. Cỏ Ghi nê vẫn có thể sinh trưởng tốt trên đồi núi có độ cao 2500 m so với mặt biển. Nhiệt độ tối ưu cho cỏ sinh trưởng là 16-28oC. Cỏ Ghi nê phát triển tạo thành từng cụm như một hình phễu có thể hứng nước mưa nên khả năng chịu hạn khá cao, bộ rễ có nhiều nhánh và phát triển rất mạnh, có thể chịu được 6-7 tháng khô. Cỏ Ghi nê có khả năng chịu hạn hơn cỏ voi tuy nhiên cũng cần một lượng nước tương đối cao và sinh trưởng tốt trong những vùng có lượng mưa khoảng 800-1800 mm/năm. Là một loại cỏ phát triển rất nhanh, độ dài của cỏ sau tái sinh là 36, 45, 60 ngày là 68,7 cm, 71,2 cm và 140,4 cm chỉ đứng sau cỏ voi.
Thời vụ trồng
Thời vụ gieo trồng có thể trồng vào các tháng mùa mưa: từ tháng 4-tháng 9 trong năm nhưng tốt nhất là vào tháng 4, 5, 6 đầu mùa mưa.
Làm đất và mật độ trồng
Cỏ Ghi nê ưa thích nhất ở loại đất mầu mỡ và đất phù sa, ưa đất giầu canxi, pH=5,5-6. Cỏ Ghi nê có thể duy trì tuổi thọ của thảm cỏ từ 4-6 năm cho nên đất trồng cỏ cần được cày sâu bừa kỹ bằng máy, cày bằng trâu bò đảo lại 2 lần với độ sâu từ 20-25 cm, tiếp theo là làm tơi và san phẳng mặt ruộng bằng bừa đĩa hoặc bừa thủ công. Nếu trồng cỏ bằng thân nhánh thì cần phải dùng máy hoặc trâu bò rạch hàng sâu rạch hàng sâu 15-20 cm với khoảng cách hàng từ 40-60 cm. Nếu gieo trồng bằng hạt cần phải chuẩn bị đất kỹ hơn, cày bừa nhiều lần đảm bảo đất tơi nhỏ và thời gian chuẩn bị đất dài hơn để giảm bớt cỏ dại mọc và rạch hàng gieo hạt với độ sâu 7-10 cm.
Giống cỏ Ghi nê có thể sử dụng trồng bằng thân rễ hoặc bằng hạt. Thân rễ yêu cầu là thân nhánh tươi, cỏ bánh tẻ tuổi 75-80 ngày, đánh gốc rũ sạch đất, phần lá, phần thân gốc dài khoảng 30-35 cm. Lượng giống trồng cho một ha khoảng 3500-4000 kg hom giống. Nhân giống bằng hạt yêu cầu hạt có thời gian ngủ khoảng 3-4 tháng sau thu hoạch, tốt nhất nên thu hoạch năm nay dùng cho năm sau. Số lượng hạt yêu cầu 6-8 kg/ha.
Mật độ trồng:
- Trồng bằng hạt: đất làm sạch, tơi xốp và phẳng mặt, rạch hàng bón phân lót, lấp đất nhẹ, rải hạt đều theo hàng, lấp đất 1-2 cm. Hạt gieo xong 2-3 ngày có mưa nhẹ là tốt nhất.
- Gieo xạ: Số lượng hạt giống nhiều có thể rải xạ, rồi cào đất nhẹ, cách này tốn giống tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con lên không đều nhưng tiết kiệm công lao động.
- Gieo cấy: Làm đất kỹ trên diện tích nhỏ, gieo xạ dày, khi cây con lên khoảng 25-30 cm thì nhổ cấy. Cách này tiết kiệm giống đảm bảo mật độ trồng, dễ chăm sóc thu hoạch nhưng tốn công lao động.
- Trồng bằng thân rễ: Mỗi khóm cỏ trồng có từ 3-5 dảnh (trồng bằng thân rễ) hoặc 2-3 cây (trồng bằng cây con ươm từ hạt, khi cây có độ cao 20-30 cm), lấp đất phủ trên cỏ rễ 2-3 cm và nén chặt gốc. Chú ý tùy theo loại đất: đất tốt trồng cho thu cắt chất xanh nên trồng hàng cách hàng 50x50 cm, đất xấu trồng khoảng cách hàng 40x40 cm. Trồng để thu hạt nên áp dụng trồng theo mật độ thưa (60x70 cm).
Bón phân cho cỏ Ghinê
Phần sử dụng của cỏ Ghi nê làm thức ăn cho gia súc chủ yếu là phần thân lá. Cỏ Ghi nê có năng suất rất cao từ 80-250 tấn chất xanh/ha/năm (năng suất cỏ TD58 đạt trung bình 76-83 tấn/ha và thâm canh đạt 200-250 tấn/ha/năm), hàm lượng vật chất khô trong 1 kg chất xanh trung bình từ 22-25%. Năng suất cỏ Ghi nê và tuổi thọ của thảm cỏ thường có phản ứng tỷ lệ thuận với lượng phân hữu cơ bón lót. Bón phân và lượng phân cho một ha cỏ trồng cùng cần tùy thuộc vào loại đất, thành phần dinh dưỡng đất và độ dốc của đất trồng cỏ. Vì phần lớn cỏ Ghi nê hiện nay đang được phát triển rộng rãi ở các khu vực gia đình thuộc miền trung du và đồi núi, nơi hệ thống chăn nuôi gia súc ăn cỏ đang phát triển.
Lượng bón và thời kỳ bón phân cho cỏ Ghi Nê được giới thiệu ở bảng 2. Trong khoảng phân phân bón trên nếu trồng thâm canh hoặc đối với đất nghèo dinh dưỡng thì bón mức cao và nếu trồng quảng canh hoặc đất tốt thì bón mức thấp. Số phân đạm và kali còn lại bón vào thời kỳ thời kỳ thu hoạch: phân đạm được bón sau mỗi lần thu hoạch; phân kali được bón sau 2 đợt thu hoạch thì bón 1 lần như giới thiệu ở bảng 2.
Bảng 2. Bón phân cho nhóm cỏ Ghi Nê
Loại phân |
Tổng lượng bón kg/ha |
Bón lót, |
Bón thúc sau trồng 10-12 ngày, kg |
Bón thúc giai đoạn thu hoạch |
|
Số lần bón/năm |
kg/ha*lần |
||||
+ Phân chuồng |
15000-25000 |
100 |
|||
+ Phân đạm, kg/ha |
5-7 |
||||
- Tính theo N |
120-230 |
20-30 |
20-28 |
||
- Tính theo phân urê |
260-500 |
43-65 |
46-61 |
||
+ Phân lân, kg/ha |
100 |
1 |
|||
- Tính theo P2O5 |
40-80 |
||||
- Tính theo phân supe lân |
200-400 |
||||
+ Phân kali, kg/ha |
30 |
3-4 |
|||
- Tính theo K2O |
90-180 |
21-32 |
|||
- Tính theo phân kali clorua |
150-300 |
35-53 |