Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

Luật tương tác giữa các nguyên tố dinh dưỡng và việc bón phân cân đối

Để phát triển được bình thường cây trồng cần có một tỷ lệ xác định các nguyên tố cần thiết cho quá trình sống. Các công trình nghiên cứu về sinh lý thực vật đã chứng minh khi tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng đạt mức cân bằng tối thích thì cây trồng có năng suất cao nhất. Cây trồng hút thức ăn từ đất cho nên mọi sự mất cân đối trong đất sẽ phản ảnh vào nồng độ các chất dinh dưỡng trong dịch bào.
Do mối tương tác giữa các nguyên tố dinh dưỡng việc cung cấp nguyên tố này sẽ ảnh hưởng đến một hay một số nguyên tố khác. Khi bón nguyên tố này làm cây hút các nguyên tố khác nhiều lên và năng suất tăng người ta bảo đó là mối tương tác dương hay giữa các nguyên tố có mối quan hệ hỗ tương. Khi việc cung cấp nguyên tố này làm cho cây hút nguyên tố kia ít đi và làm năng suất giảm xuống người ta bảo đó là mối tương tác âm hay giữa hai nguyên tố đó có môi quan hệ đối kháng.
Ranh giới phân biệt giữa đối kháng và hỗ tương cũng rất mong manh vì chính do điều kiện thổ nhưỡng mà không ít trường hợp đang là hỗ tương lại chuyển sang đối kháng và ngược lại, tùy theo nguyên tố dinh dưỡng nghiên cứu có nầm trong vùng tối thích đối với cây trồng hay không.


Để giúp cho công việc tính toàn phân bón người ta đã cố gắng lượng hóa mối cân bằng giữa một số nguyên tố sau đây:


• Cân bằng đạm /lân
+ Đối với đạm tổng số/lân tổng sô (tính bằng%):
ct2


 

 

Khi tỷ lệ NTS và PTS nằm trong giới hạn trên chứng tỏ đất có thể bảo đảm tốt cân bằng dinh dưỡng đạm và lân cho cây. ở đây chỉ đánh giá tình hình cân đối, mức độ cung cấp được nhiều hay ít phải xem xét ở thang độ phì của từng nguyên tố.
N/P > 4 đất rất thiếu lân so với đạm, không cần bón đạm nếu chưa có biện pháp tăng lân.
N/P < 2 đất tương đối đủ lân mà thiếu đạm, song bón lân không có hiệu quả còn hiệu suất phân đạm sẽ rất rõ.
4 ≤ N/P ≤ 2 bón lân thì đồng thời phải đi kèm với việc bón đạm hoặc ngược lại để khỏi dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng khoáng cho cây.
+ Đối với N tổng số/ Lân dễ tiêu (theo phương pháp Bray 1), nếu gọi tỷ lệ này là r thì:
Đạm cân bằng với lân trong việc cung cấp cho cây khi 10 < r < 20, khi bón đạm đồng thời cũng phải bón lân để duy trì cân bằng.
r < 10, đất cần phân đạm hơn phân lân
r > 20, đất thiếu lân rõ rệt, đất trước hết cần bón lân.


• Cân bằng N/S trong đất
Trong mọi trường hợp tỷ lệ N/S trong đất khoảng bằng 10 là thỏa đáng (Stewart 1969). Ngay cả trong trường hợp chưa biểu thị thiếu S cũng cần bảo đảm cho tỷ lệ N/S trong tổ hợp phân bón nằm trong khoảng 3 - 8 (J. Boyer, 1982).


• Cân bằng Ca/Mg
Khi tăng hàm lượng Mg trao đổi trong đất mà không tăng được Ca trao đổi cấu trúc đất rất kém ổn định, nguyên nhân là do kích thước ion Magiê ngậm nước lớn làm cho keo đất phân tán, giông như trường hợp của ion Na+.
1,0 < Ca/Mg < 7,6 cấu trúc đất tương đối ổn định.
Ca/Mg <1 cấu trúc đất ổn định yếu.


Đối với các loại cây trồng:
- Giới hạn dưới Ca/Mg = 1; các loại cây ưa chua: dứa, cao su, chè có thể ưa tỷ lệ Ca/Mg < 1, trong khi các cây ưa trung tính thích Ca/Mg khoảng 1,2 hơn.
- Giới hạn trên Ca/Mg nằm trong hoảng 4-10 đối với cây lâu năm có thể đến 30-40 đối với cây hằng năm và cây bộ đậu thậm chí đến 50.
- Giới hạn tối thích là Ca/Mg nằm trong khoảng 1,5 và 4-5 đối với cây lâu năm; 1,0 đến 10 hay 12 đối với cây hằng năm và cây bộ đậu.
Ngoài ra một số mối quan hệ Ca/K, Mg/K, (Ca+Mg)/K trong đất cũng đã được lượng hóa cho một số cây trồng nhiệt đới ở nước ngoài song chưa được xem xét đầy đủ ở Việt Nam, do tính chất của cuốn sách này, chúng tôi chưa muốn giới thiệu ở đây. Chúng tôi muốn giới thiệu những mối quan hệ lượng hóa giữa N/P, N/S, Ca/Mg vì thấy trong thực tiễn sử dụng phân bón ở Việt Nam đã đến lúc cần quan tâm đến các cân đối đó. Mối quan hệ đối kháng giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng (P-Zn và K-B) cũng đã được nhiều tác giả nước ngoài nói đến tuy chưa được lượng hóa song cũng cần quan tâm trong thực tiễn sản xuất và nghiên cứu ở Việt Nam.


 

 

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam