Header

Ban biên tập

  • Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
  • Bùi Huy Hiền - Hội Khoa học đất
  • Bùi Quang Đãng - Ban Khoa học & HTQT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Minh Phương -  Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
  • Trần Thị Minh Thu - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa


Ảnh hưởng tới chất lượng nông sản
1. Ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nông sản

Nhờ bộ rễ cây trồng hút các chất dinh dưỡng có trong đất và phân bón để cung cấp các nguyên tố cần thiết cho mọi hoạt động sống, tạo nên năng suất và chất lượng sản phẩm. Phẩm chất nông sản do nhiều loại hợp chất hữu cơ chi phối và sự hình thành những hợp chất hữu cơ đó là kết quả của những quá trình sinh hoá do nhiều loại men điều khiển. Phân bón (nhất là phân kali và vi lượng) tác động mạnh nên tính chất và hàm lượng của các loại men nên cũng có khả năng tạo phẩm chất tốt.

cam

Bón phân cân đối nâng cao chất lượng cam Cao Phong (Nguồn anh: Hoabinh.gov)


- Phân Kali: có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của cây trồng, đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi.
- Vi lượng: Có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động của các hệ thống men trong cây. Cho nên vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống trong cây: Quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành, chuyển hoá và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây.
- Phân lân: làm tăng phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc và chất lượng hạt giống.
- Phân đạm làm tăng rõ hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm, và làm hàm lượng xenlulo giảm xuống.
Vậy: bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng năng suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm về hàm lượng các chất khoáng, protein, đường và vitamin.

2. Ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản

Thực tế sản xuất đã cho thấy rằng: việc bón thiếu, thừa hay bón phân không cân đối đều làm giảm chất lượng nông sản. Điều này thấy rõ nhất với yếu tố N.
- Nếu bón quá nhiều đạm: có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho cây trồng và ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản: làm tăng tỷ lệ nước trong cây, tăng hàm lượng NO3- trong rau gây tác hại cho người sử dụng, làm giảm tỷ lệ Cu trong chất khô của cỏ có thể gây vô sinh cho bò; cây trồng dễ bị sâu bệnh, kéo dài thời gian sinh trưởng, gây ô nhiễm môi trường...
- Bón thiếu đạm: Cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất phẩm chất giảm vd: tỷ lệ vitamin B2 trong rau giảm.
- Bón thừa kali: làm giảm hàm lượng magiê trong cỏ làm thức ăn gia súc, làm động vật nhai lại dễ mắc bệnh co cơ đồng cỏ.
Vậy: Bón phân không cân đối cho cây trồng tạo ra thức ăn không cân đối, thiếu các vitamin, thiếu nguyên tố vi lượng khiến người và động vật dù ăn nhiều vẫn không tăng trọng được và vẫn mắc các bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, vô sinh…

 

 

Hội hợp tác khoa học Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam - Hàn Quốc (VietKoRAA)
Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Phố Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam